Hội Thảo Mô Hình Nuôi Thí Điểm Cá Rô Đầu Vuông Ở Xã Tân Hòa (Đak Lak)

Chi cục Thủy sản Đak Lak vừa phối hợp với UBND xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi thử nghiệm cá rô đầu vuông thương phẩm trong ao bằng thức ăn viên tổng hợp tại hộ ông Hà Đình Phùng, thôn 2.
Mô hình này bắt đầu nuôi thí điểm từ đầu tháng 5-2012 (cùng với 3 mô hình khác tại huyện Cư M’gar, Krông Pak và TP. Buôn Ma Thuột) với diện tích 250 m2, mật độ nuôi 30 con/m2. Qua thực tế nuôi cho thấy: cá rô đầu vuông dễ nuôi, ít bị bệnh, phù hợp với điều kiện khí hậu, nguồn nước của địa phương, đạt năng suất cao, tỉ lệ sống trên 80%, đều lứa, trọng lượng bình quân 2,5 gam/con.
Theo tính toán, với diện tích ao, hồ như trên, có thể nuôi 7.500 con, cùng với chi phí thức ăn, thuốc phòng trị bệnh trên 33 triệu đồng, sau 4 tháng sẽ cho thu hoạch khoảng 1,5 tấn, có thể thu lãi gần 35 triệu đồng.
Tại hội thảo, các chuyên viên kỹ thuật của Chi cục Thủy sản đã hướng dẫn kỹ thuật xử lý ao hồ, lượng thức ăn theo thể trọng cá qua từng thời kỳ phát triển… khuyến khích bà con nhân rộng mô hình nuôi đại trà trên địa bàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 24-9, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp Viện lúa ĐBSCL tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại ấp 3, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy (Hậu Giang).

Anh Trần Đình Vường là một trong những người đầu tiên ở thôn Thống Nhất, xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà, Thái Bình nuôi rắn. Giờ đây, mỗi năm rắn đem về cho gia đình anh tiền tỷ.

Bị mất một bàn tay trong chiến tranh nhưng hiện ông Nguyễn Văn Thuận (trại Cầu Cả, xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) vẫn có thu nhập 100 triệu đồng/năm từ làm VAC.

Hạn hán kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng cho sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh Cà Mau, mà sản xuất thuỷ sản cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Với năng lực sản xuất mỗi ngày cho ra đời từ 15.000-20.000 con gà ta giống, hệ thống khách hàng chằng chịt từ tỉnh Quảng Bình vào đến Nam bộ và Tây Nguyên, anh Lê Minh Dư - GĐ Cty TNHH Giống gia cầm Minh Dư ở xã Phước Nghĩa (Tuy Phước - Bình Định) được giới chăn nuôi trong khu vực đặt cho biệt danh là vua gà ta.