Hội thảo mô hình nuôi ếch thương phẩm an toàn sinh học

Qua đó nhằm giúp cho nông dân là những người đã, đang và dự định thực hiện mô hình nuôi ếch thương phẩm an toàn sinh học có dịp gặp gỡ giao lưu chia sẽ kinh nghiệm cũng như những kiến thức cơ bản của quy trình nuôi ếch thương phẩm an toàn sinh học nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất của nông dânnhư:
Giới thiệu 2 loại hình nuôi ếch là nuôi trong bạt, nuôi trong vèo giăng trong ao và lợi ích của mỗi mô hình;
Kỹ thuật cải tạo ao; thiết kế các loại vèo nuôi để đặt trong ao, thiết kế các bạt nuôi trên bờ; xử lý nước; chọn ếch giống, mật độ thả giống; cách cho ăn, chăm sóc, phòng bệnh, quản lý ếch nuôi và quản lý môi trường nước; kỹ thuật thay nước;
Kỹ thuật sử dụng men vi sinh trộn vào thức ăn cho ếch ăn và dùng men vi sinh xử lý nước; cách tính hiệu quả kinh tế và đặc biệt là việc trao đổi chia sẽ kinh nghiệm thực tế của những nông dân đã thực hiện trước nay.
Qua đó đã giúp cho nông dân được mắt thấy tai nghe những cách làm hay để những ai có điều kiện sẽ áp dụng nhằm góp phần tăng thu nhập cho nông dân và điều quan trọng là tạo ra được sản phẩm an toàn, góp phần bảo vệ môi trường.
Được biết trong năm 2015 mô hình nuôi ếch thương phẩm an toàn sinh họcđang thực hiện 1.000m2 có 10 hộ tham gia ở 2 xã là Mỹ Thành Nam và Phú Nhuận - huyện Cai Lậy; nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ con giống, một phần vật tư chính và được cán bộ kỹ thuật khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trong suốt vụ nuôi, đến nay ếch được 35 ngày đạt cỡ 3 - 7con/kg.
Dự kiến khoảng nữa tháng tới bắt đầu thu hoạch cỡ 3 - 4 con/kg, theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật ếch nuôi đạt yêu cầu đặt ra, các hộ tham gia đều nhiệt tình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Đây được xem là mô hình thích hợp với những hộ gia đình có ít đất sản xuất hay khu vực đô thị và được xem là mô hình có khả năng phát triển bền vững trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm

Bà Nhuẫn cho biết mình đã trồng loại rau này được 3 năm nay. Bà cũng không ngờ, rau nhút lại cho bà lợi nhuận cao như vậy. Trồng rau nhút lãi 300 triệu đồng/năm

Từ khi ông tự làm được meo giống nấm và sáng chế ra thiết bị bảo đảm tối đa nhiệt khử trùng phôi nấm khiến tỷ lệ bịch phôi đạt thành phẩm tăng đến gần 100%

Để có được thịt lợn sạch tiêu thụ ra thị trường, ông Hà Trọng Tuấn đã trộn thêm một số loại thảo dược, giun quế vào khâu chế biến thức ăn cho đàn lợn.

Bỏ việc với mức lương hấp dẫn, kỹ sư Ngô Hữu Anh Khôi (Vĩnh Long) cùng vợ về quê tự chế mô hình trồng rau thủy canh, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã và đang trở thành hướng phát triển giúp nhiều người dân vươn lên làm giàu.