Hội thảo mô hình nuôi ếch thương phẩm an toàn sinh học

Qua đó nhằm giúp cho nông dân là những người đã, đang và dự định thực hiện mô hình nuôi ếch thương phẩm an toàn sinh học có dịp gặp gỡ giao lưu chia sẽ kinh nghiệm cũng như những kiến thức cơ bản của quy trình nuôi ếch thương phẩm an toàn sinh học nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất của nông dânnhư:
Giới thiệu 2 loại hình nuôi ếch là nuôi trong bạt, nuôi trong vèo giăng trong ao và lợi ích của mỗi mô hình;
Kỹ thuật cải tạo ao; thiết kế các loại vèo nuôi để đặt trong ao, thiết kế các bạt nuôi trên bờ; xử lý nước; chọn ếch giống, mật độ thả giống; cách cho ăn, chăm sóc, phòng bệnh, quản lý ếch nuôi và quản lý môi trường nước; kỹ thuật thay nước;
Kỹ thuật sử dụng men vi sinh trộn vào thức ăn cho ếch ăn và dùng men vi sinh xử lý nước; cách tính hiệu quả kinh tế và đặc biệt là việc trao đổi chia sẽ kinh nghiệm thực tế của những nông dân đã thực hiện trước nay.
Qua đó đã giúp cho nông dân được mắt thấy tai nghe những cách làm hay để những ai có điều kiện sẽ áp dụng nhằm góp phần tăng thu nhập cho nông dân và điều quan trọng là tạo ra được sản phẩm an toàn, góp phần bảo vệ môi trường.
Được biết trong năm 2015 mô hình nuôi ếch thương phẩm an toàn sinh họcđang thực hiện 1.000m2 có 10 hộ tham gia ở 2 xã là Mỹ Thành Nam và Phú Nhuận - huyện Cai Lậy; nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ con giống, một phần vật tư chính và được cán bộ kỹ thuật khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trong suốt vụ nuôi, đến nay ếch được 35 ngày đạt cỡ 3 - 7con/kg.
Dự kiến khoảng nữa tháng tới bắt đầu thu hoạch cỡ 3 - 4 con/kg, theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật ếch nuôi đạt yêu cầu đặt ra, các hộ tham gia đều nhiệt tình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Đây được xem là mô hình thích hợp với những hộ gia đình có ít đất sản xuất hay khu vực đô thị và được xem là mô hình có khả năng phát triển bền vững trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm

Đây là Quyết định mới được UBND tỉnh phê duyệt ngày 20-8. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ này là gần 90 triệu đồng, được trích từ nguồn sự nghiệp khoa học năm 2013của tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh giao cho Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến 2020, tổng sản lượng thủy sản khoảng 7 triệu tấn; giá trị xuất khẩu thủy sản khoảng 11 tỷ USD. Đến 2030, các con số này tăng lên khoảng 9 triệu tấn và 20 tỷ USD.

Trong 3 năm 2011 - 2013, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) Nghệ An đã thực hiện thành công mô hình nuôi cua biển thương phẩm trên diện tích 2,5 ha. Mô hình nuôi theo hình thức thâm canh trong thời gian 5 tháng tại các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, và thành phố Vinh.

Do diện tích đất trồng cỏ bị thu hẹp, nhiều người dân ở xã Dương Hoà (Thừa Thiên Huế) nuôi trâu, bò bằng cách chăn thả rong trong rừng, thỉnh thoảng mới vào kiểm kê và thăm nom. Nắm được quy luật này, bọn trộm trâu đã ra tay khiến người dân thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Khi trang trại quy mô lớn mất dần ưu thế về hiệu quả, người dân xã Hòa Ninh (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) mạnh dạn chuyển hướng phát triển kinh tế nông hộ theo kiểu trang trại gia đình quy mô nhỏ, với hiệu quả mang lại từ việc khai thác tối đa tiềm năng tại chỗ, phát triển đàn vật nuôi quy mô vừa.