Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội Thảo Khoa Học Đánh Giá Thực Trạng Và Nguyên Nhân Suy Thoái Môi Trường Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản

Hội Thảo Khoa Học Đánh Giá Thực Trạng Và Nguyên Nhân Suy Thoái Môi Trường Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản
Ngày đăng: 24/03/2014

Ngày 20/3, tại UBND huyện Cầu Ngang, Trung tâm Nghiên cứu Thủy nông và Cấp nước thuộc Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức Hội thảo Khoa học kỹ thuật nghiên cứu đánh giá thực trạng và nguyên nhân suy thoái môi trường vùng nuôi trồng thủy sản các huyện ven biển tỉnh Trà Vinh và đề xuất giải pháp phát triển bền vững vùng nuôi.

Hơn 50 đại biểu đại diện các Sở, ngành tỉnh, các phòng ban, ngành huyện Cầu Ngang và Duyên Hải tham dự.

Hội thảo thông qua giải pháp tổng thể phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững như: cần lực chọn, lập quy hoạch và xây dựng những vùng, khu nuôi thâm canh lâu dài có cấu trúc đáp ứng yêu cầu nuôi bền vững; điều tra khảo sát ý kiến cộng đồng vùng nuôi tôm thâm canh ven biển nhằm xác định cụ thể khó khăn về nguồn nước, giao thông, điện…; cần tách bạch vùng nuôi mặn, lợ với vùng sản xuất nông nghiệp; xây dựng một số mô hình mẫu (cấu trúc ô ruộng, công trình cấp thoát nước, xử lý chất thải…) nuôi thâm canh có sự hỗ trợ của Nhà nước; vấn đề cấp ngọt cho vùng ven biển, vừa phục vụ đời sống, phát triển kinh tế và phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Đồng thời khuyến cáo một số nội dung về nuôi tôm thâm canh ven biển Trà Vinh: sử dụng phế phẩm sinh học trong điều kiện thật cần thiết và tuân thủ hướng dẫn của nhân viên khuyến ngư; ứng dụng công nghệ nuôi tôm trên bạt của miền Trung, nuôi trên diện tích nhỏ nhưng tăng mật độ thả, áp dụng chế độ hút chất thải ra ngoài hàng ngày như là một chế độ thay nước cho ao nuôi, năng suất đạt 20 tấn/ha; trao đổi kinh nghiệm về phương pháp chế tạo thức ăn tươi cho tôm, tiến tới giảm thức ăn công nghiệp xuống mức dưới 50% nhằm tăng cường các loại vitamin cho tôm đồng thời giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho con tôm...


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Ở Một Chi Hội Nghề Nghiệp Hiệu Quả Ở Một Chi Hội Nghề Nghiệp

Chi hội nghề nghiệp bản Tà Bung, xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên được thành lập năm 2010 với 21 thành viên, đến nay Chi hội đã thu hút được 20 thành viên.

28/06/2013
Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cho Nông Dân Xã Chung Chải Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cho Nông Dân Xã Chung Chải

Xã Chung Chải (huyện Mường Nhé), là địa bàn vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo hiện chiếm 81%. Với chủ trương tuyên truyền, phổ biến kiến thức kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, chủ động phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bằng nguồn kinh phí (DANIDA) Đan Mạch tài trợ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND xã Chung Chải xây dựng mô hình trình diễn nuôi vịt thịt an toàn sinh học tại bản Đoàn Kết.

28/06/2013
Thoát Nghèo Nhờ Cây Dong Riềng Thoát Nghèo Nhờ Cây Dong Riềng

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất bản Tà Cáng 1, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, cuộc sống của vợ chồng anh Lò Văn Pâng chủ yếu phụ thuộc và mô hình sản xuất VAC. Do tập quán canh tác lạc hậu, các loại cây trồng, vật nuôi phụ thuộc vào thời tiết nên thường xuyên thất thu.

28/06/2013
Để Phát Triển Bền Vững Cà Phê Mường Ảng Để Phát Triển Bền Vững Cà Phê Mường Ảng

Được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, Mường Ảng là vùng đất thích hợp cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển, nuôi dưỡng nên những hạt cà phê mang hương vị thơm ngon đặc biệt.

28/06/2013
Vượt Khó Giành Thắng Lợi Vượt Khó Giành Thắng Lợi

Sản xuất vụ mùa năm 2012 trên địa bàn tỉnh ta không chỉ gặp khó khăn về chi phí đầu tư phân bón, giá nhân công đều tăng cao; khung thời vụ sản xuất trùng với mùa mưa bão, trong khi diễn biến của thời tiết khí hậu lại rất phức tạp và khó lường.

28/06/2013