Hội Thảo Khoa Học Đánh Giá Thực Trạng Và Nguyên Nhân Suy Thoái Môi Trường Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản

Ngày 20/3, tại UBND huyện Cầu Ngang, Trung tâm Nghiên cứu Thủy nông và Cấp nước thuộc Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức Hội thảo Khoa học kỹ thuật nghiên cứu đánh giá thực trạng và nguyên nhân suy thoái môi trường vùng nuôi trồng thủy sản các huyện ven biển tỉnh Trà Vinh và đề xuất giải pháp phát triển bền vững vùng nuôi.
Hơn 50 đại biểu đại diện các Sở, ngành tỉnh, các phòng ban, ngành huyện Cầu Ngang và Duyên Hải tham dự.
Hội thảo thông qua giải pháp tổng thể phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững như: cần lực chọn, lập quy hoạch và xây dựng những vùng, khu nuôi thâm canh lâu dài có cấu trúc đáp ứng yêu cầu nuôi bền vững; điều tra khảo sát ý kiến cộng đồng vùng nuôi tôm thâm canh ven biển nhằm xác định cụ thể khó khăn về nguồn nước, giao thông, điện…; cần tách bạch vùng nuôi mặn, lợ với vùng sản xuất nông nghiệp; xây dựng một số mô hình mẫu (cấu trúc ô ruộng, công trình cấp thoát nước, xử lý chất thải…) nuôi thâm canh có sự hỗ trợ của Nhà nước; vấn đề cấp ngọt cho vùng ven biển, vừa phục vụ đời sống, phát triển kinh tế và phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Đồng thời khuyến cáo một số nội dung về nuôi tôm thâm canh ven biển Trà Vinh: sử dụng phế phẩm sinh học trong điều kiện thật cần thiết và tuân thủ hướng dẫn của nhân viên khuyến ngư; ứng dụng công nghệ nuôi tôm trên bạt của miền Trung, nuôi trên diện tích nhỏ nhưng tăng mật độ thả, áp dụng chế độ hút chất thải ra ngoài hàng ngày như là một chế độ thay nước cho ao nuôi, năng suất đạt 20 tấn/ha; trao đổi kinh nghiệm về phương pháp chế tạo thức ăn tươi cho tôm, tiến tới giảm thức ăn công nghiệp xuống mức dưới 50% nhằm tăng cường các loại vitamin cho tôm đồng thời giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho con tôm...
Có thể bạn quan tâm

Tham gia mô hình này, nông dân được tập huấn kỹ thuật VietGap trên rau và được hướng dẫn cụ thể cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, an toàn và hiệu quả theo nguyên tắc 4 đúng, không phun ngừa tràn lan, đảm bảo thời gian cách ly, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, giảm chi phí đầu tư.

Theo ông Năng, lúa mùa nổi là dạng sản phẩm hiếm nhưng đã được khôi phục tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang và một số nơi khác của An Giang là điều rất đáng mừng. “Càng đáng mừng hơn nữa là lãnh đạo An Giang đã thấy được tầm quan trọng của lúa mùa nổi và các nhà khoa học đã quyết tâm khôi phục lại. Chúng tôi cam kết sẽ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm do nông dân sản xuất ra”, ông khẳng định.

Vùng mía nguyên liệu cho 3 nhà máy đường trên địa bàn tỉnh hàng năm được ổn định từ 28.600 - 28.800 ha. Trong đó, Nhà máy đường Tate & Lyle 18.800 ha, Nhà máy đường Sông Con 8.200 ha và Nhà máy đường Sông Lam 1.800 ha. Nhưng niên vụ ép 2014 - 2015 này trên cả 3 vùng mía nguyên liệu của 3 nhà máy diện tích năng suất và sản lượng mía đều thấp thua so với kế hoạch đề ra và giảm nhiều so với niên vụ ép năm 2013 - 2014.

Nguyên nhân khiến giá hạt tiêu giảm là do đang vào vụ thu hoạch, nguồn cung khá dồi dào, nhiều nhà vườn sau khi thu hoạch đều đồng loạt bán ra để thanh toán các khoản công nợ, như: tiền mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công thợ. Theo các nhà vườn, nếu hạt tiêu nằm mức từ 100 ngàn đồng/kg trở lên, người trồng đã có lời cao.

Diện tích tập trung ở các xã: Tân Thịnh, An Hà, Tân Hưng, Quang Thịnh, Đào Mỹ, Nghĩa Hưng, Hương Sơn. Các doanh nghiệp gồm: Công ty GOC, Công ty cổ phần Chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương, Công ty Chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.