Hội Thảo Hỗ Trợ Kỹ Thuật Và Xúc Tiến Đầu Tư Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp

Vừa qua, tại Hà Nội, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức hội thảo Hỗ trợ kỹ thuật và xúc tiến đầu tư tái cơ cấu ngành nông nghiệp với chủ đề “Giá trị xanh từ những tiềm năng xanh”.
Tham dự hội thảo có các Bộ ngành Trung ương, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh cùng đại diện các doanh nghiệp tiêu biểu chuyên sản xuất các ngành hàng mà nội dung Đề án tái cơ cấu hướng đến. Đặc biệt, hội thảo còn có sự tham dự của Tập đoàn phát triển nông thôn Hàn quốc, Tổ chức JI-CA Nhật Bản và Dự án VnSAT của Ngân hàng Thế giới WB.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu thống nhất với báo cáo của tỉnh và đều có chung nhận định, Đồng Tháp vẫn là tỉnh thuần nông, tỉ trọng nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu sản xuất, kỹ thuật sản xuất chưa hiện đại gây thất thoát còn cao, vấn đề liên kết tiêu thụ chưa thật bền vững trước sức ép hội nhập, Đồng Tháp đã đi trước trong quá trình hình thành lại mối quan hệ sản xuất và liên kết tiêu thụ trên lĩnh vực nông nghiệp như: chính sách hỗ trợ 50% lãi suất khi mở rộng sản xuất, thí điểm cơ chế đối tác công - tư, khuyến khích đầu tư cho hợp tác xã.
Vấn đề cốt lõi là quan điểm mới, tư duy mới của đội ngũ lãnh đạo. Trong đó quan tâm đến nhà đầu tư, doanh nghiệp trong giải quyết khó khăn vướng mắc, kêu gọi đầu tư... được các đại biểu đánh giá cao. Chính từ cách làm này mà chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Đồng Tháp trong những năm gần đây luôn đứng trong top đầu của Việt Nam.
Không chỉ riêng doanh nghiệp trong nước mà cả các doanh nghiệp ngoài nước, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan... là những nước đã và đang có sự hợp tác tốt với tỉnh Đồng Tháp trong hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao,... Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương đều rất quan tâm và ủng hộ tỉnh Đồng Tháp. Do đó, đây sẽ là cơ hội, là thách thức lớn cho Đồng Tháp trong thời gian tới.
Buổi hội thảo kết thúc với 2 biên bản ghi nhớ được ký kết giữa Ban chỉ đạo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp với Tập đoàn phát triển nông thôn Hàn Quốc và Quỹ thương mại bền vững IDH của Hà Lan trong việc đầu tư hỗ trợ cho người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, tập huấn chuyển giao kỹ thuật...
Với cam kết chính sách ưu đãi nhất, cơ chế linh hoạt nhất và tạo điều kiện thuận lợi nhất, tỉnh Đồng Tháp luôn sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phấn đấu tốc độ phát triển nông nghiệp đạt trên 5%. Qua đó giúp tăng lợi nhuận, thu nhập cho người nông dân gắn với phát huy những giá trị xanh từ những tiềm năng xanh – Bí thư Lê Minh Hoan khẳng định.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187D0A/Hoi_thao_ho_tro_ky_thuat_va_xuc_tien_dau_tu_tai_co_cau_nganh_nong_nghiep.aspx
Có thể bạn quan tâm

Nhiều nông dân ở Đác Nông đã chú trọng hái cà phê khi tỷ lệ qủa chín đạt trên 90%, góp phần nâng cao chất lượng xuất khẩu cà phê của tỉnh.

Chất lượng con giống là một trong các yếu tố đầu vào quyết định sự thành công của nghề nuôi tôm nước lợ. Nâng cao hiệu quả quản lý, sản xuất giống tôm “sạch” là điều cấp thiết hiện nay đối với Quảng Nam.

Thời gian gần đây, dịch bệnh trên tôm nuôi ở tỉnh Bình Định diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của người nuôi tôm. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh, một số vấn đề về phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.

Ngày 10/1, UBND huyện Sông Hinh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác sản xuất và điều hành nguyên liệu mía, sắn niên vụ 2011-2012, triển khai nhiệm vụ niên vụ 2012-2013.

Bến Tre là một trong 3 tỉnh đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long về diện tích trồng cây ăn quả. Trong đó, một số cây trồng đã có “thương hiệu” như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bưởi da xanh, nhãn... Đây cũng là nhóm cây ăn quả đặc sản của tỉnh và được quy hoạch phát triển, ổn định sản xuất đến năm 2020.