Hội Thảo Dự Án Phát Triển Cây Thanh Long Trên Đất Vườn Đồi

Ngày 7-10, tại UBND xã Lương Sơn, Trạm Khuyến nông T.P Thái Nguyên đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Dự án Phát triển cây thanh long trên đất vườn đồi tại T.P Thái Nguyên.
Dự án được thực hiện trong vòng 3 năm (2012-2014), với diện tích 2ha, do 30 hộ dân ở các xã: Quyết Thắng, Cao Ngạn và Lương sơn tham gia. Các hộ tham gia Dự án được hỗ trợ 60% giá giống, 40% giá vật tư, phân bón, được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Qua theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển cho thấy, cây thanh long có khả năng sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao, nhanh ra hoa, quả, ít bị nhiễm sâu bệnh, khả năng chịu hạn, chịu rét tốt nhưng chịu úng kém, quả ngon, ngọt, vỏ mỏng, phù hợp với đất vườn đồi trên địa bàn Thành phố và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Từ năm thứ 2 trở đi sau khi trồng, cây bắt đầu cho quả với năng suất trung bình 250-300kg/sào và tăng dần trong những năm tiếp theo. Với giá bán trung bình 40 nghìn đồng/kg, cây thanh long có giá trị kinh tế cao hơn một số loại cây ăn quả khác như chuối, bưởi, na.
Tại Hội thảo, đại đa số bà con nông dân tham gia đều mong muốn Nhà nước có chính sách đầu tư hỗ trợ giống, phân bón, vật tư để người dân có thể nhân rộng mô hình trong những năm tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Với mục tiêu đưa những tiến bộ khoa học công nghệ vào đời sống nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Tây Ninh đã thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ nghiền phế phẩm cây cao su, mì làm cơ chất trồng nấm bào ngư”.

Từ một “lâm tặc”, anh Hồ Ngọc Quang (52 tuổi) ở thôn Tân An, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh) đã trở thành vua rừng khi sở hữu hơn 20ha keo và hàng ngàn cây gỗ quý như sao đen, xà cừ, dầu, lác hoa…

Quá trình hàng trăm năm khai hoang, định cư và phát triển vùng đất Hưng Thạnh, cha ông ta, những người Việt di dân đã dũng cảm đấu tranh chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt với khát vọng gầy dựng vùng này trở nên trù phú, xanh tươi và hưng thịnh.

Dù những ngày qua đã nỗ lực đặt bẫy, đánh bả, xông thuốc xì gà nhưng vẫn không ngăn chặn được lũ chuột. Ruộng lúa đang chuẩn bị bước vào giai đoạn đứng cái – làm đòng, nếu tình trạng này cứ kéo dài thì nhiều khả năng sẽ mất mùa trầm trọng”.

Còn theo ngành chuyên môn: Nuôi tôm trái vụ không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm, để quản lý tốt các yếu tố môi trường nước trong ao đầm nuôi tôm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, sẽ hạn chế được rũi ro do yếu tố thời tiết bất lợi.