Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Tôm Sú Luân Canh Trên Nền Ruộng Muối

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện mô hình nuôi tôm sú luân canh trên nền ruộng muối tại hộ gia đình ông Huỳnh Văn Thuyết ở ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền với quy mô 1000 m2.
Ngày 21/11/2012, Trung tâm đã tổ chức buổi hội thảo đầu bờ mô hình nuôi tôm sú luân canh trên nền ruộng muối. Tham dự buổi hội thảo có đại diện của Phòng NN&PTNT, Hội nông dân huyện Long Điền, UBND, Hội nông dân xã An Ngãi, thị trấn Long Điền và hơn 30 diêm, ngư dân của xã An Ngãi, thị trấn Long Điền.
Qua tham quan thực tế, đaị diện các đơn vị và bà con diêm, ngư dân đánh giá cao hiệu quả của mô hình.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, cán bộ trực tiếp chỉ đạo mô hình cho biết: Tôm tại các ao nuôi của mô hình có tốc độ phát triển nhanh, không bị bệnh trong suốt quá trình nuôi. Sau khi thả 4 tháng, tôm đạt kích cỡ 50 con/kg, tỷ lệ sống 80%. Được biết, sau buổi hội thảo này chủ mô hình sẽ tiến hành thu hoạch, dự kiến sản lượng đạt 2,4 tấn/ha. Với giá bán hiện nay là 140.000 đồng/kg thì sau khi trừ chi phí, hộ nuôi còn lãi khoảng 134 triệu đồng/ha.
Đây là mô hình với nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh. Qua thành công của mô hình Trung tâm sẽ rút kinh nghiệm, hoàn thiện thêm quy trình kỹ thuật để phổ biến cho bà con diêm, ngư dân trong tỉnh có điều kiện tương tự nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Vượt hơn 50km đường rừng, chúng tôi có mặt tại nhà ông Nguyễn Anh Đức, Chủ nhiệm Hợp tác xã Hợp Tiến, người đầu tiên mang cây thanh long ruột đỏ về trồng ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong - Đắk Nông).

Hai năm trở lại đây, nuôi tôm thẻ chân trắng có nhiều thuận lợi về điều kiện môi trường nước, thời gian nuôi ngắn, giá tăng cao mang lại lợi nhuận đáng kể cho hầu hết người nuôi và hiện là đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh. Thực tế đó cũng đã làm cho người dân trong vùng qui hoạch ngọt hóa “xé rào”, đã tự phát đào ao và khoan giếng nước mặn để nuôi tôm.

Với sự cần cù, hăng say lao động, anh Hoàng Công Mê Sang ở thôn Xuân Lâm, xã Hải Lâm (Hải Lăng - Quảng Trị) đã khai hoang vùng đất gò đồi để lập trang trại. Sau 5 năm miệt mài sản xuất, kiến thiết, trang trại của Sang đã hình thành.

Sáng 6-12, tại xã Vĩnh Yên, Sở NN và PTNT tỉnh Lào Cai và UBND huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã tổ chức công bố Quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) về chỉ dẫn địa lý đối với trâu của huyện Bảo Yên (Lào Cai).

Thực hiện dự án phát triển cây bưởi đặc sản, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) đã phối hợp với các ngành chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhằm ổn định diện tích và nâng cao năng suất, chất lượng quả.