Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Giống Ngô Lai B265

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Trùng Khánh vừa phối hợp với Công ty BIOSEED Việt Nam tổ chức Hội nghị đầu bờ tổng kết mô hình trồng giống ngô lai B.265, vụ đông - xuân.
Mô hình được gia đình chị Nông Thị Hường - Tổ 8, thị trấn Trùng Khánh gieo trồng từ ngày 20/2/2013, với diện tích 2.000 m2. Quá trình gieo và chăm sóc được áp dụng theo phương pháp canh tác truyền thống (chưa áp dụng quy trình thâm canh); trong quá trình sản xuất bị ảnh hưởng của thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài ở đầu mùa nhưng giống ngô B.265 vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.
Qua đánh giá, giống ngô lai Bioseed B.265 có nhiều ưu điểm như: Tán lá hẹp, có thể tăng mật độ trồng, giúp tăng năng suất; khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt là bệnh khô vằn; không có bắp phụ; lá xanh đến khi thu hoạch nên thuận lợi cho việc sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi; thời gian sinh trưởng trung bình; trái bắp to, dễ bẻ, độ đồng đều tương đối cao, số hạt trên bắp đạt từ 16 -18 hàng, thích hợp với đồng đất địa phương ở cả vụ đông - xuân và vụ hè thu.
Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ NNPTNT, chất cấm trong chăn nuôi hiện nay có 3 chất chính là: Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine (thuộc nhóm Beta-agonist). Từ năm 2002, Việt Nam đã đưa các chất này vào danh mục chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Suốt 14 năm qua, hàng chục hộ dân mua nền nhà dự án ở kênh Tân Hóa thuộc phường Tân Thới Hòa, Q. Tân Phú (TPHCM) lâm cảnh điêu đứng vì đã mua nền cất nhà được 14 năm nhưng không được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở. Có ít nhất 3 đối tượng NNVN xác định được đã đẩy cả trăm người dân lâm vào cảnh khổ sở này nhưng đến nay vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật!

Theo đó, thời gian thực hiện dự kiến từ tháng 5 - 6/2012. Về phương pháp thực hiện, tùy theo điều kiện từng địa phương có thể tiến hành đồng loạt hoặc “cuốn chiếu”. Về kinh phí, sẽ sử dụng từ nguồn ngân sách phòng chống dịch của huyện.

Dầu khoáng (dầu mỏ) là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho các ngành SX và sinh hoạt của con người. Do dầu khoáng có tác dụng diệt sâu tốt, không độc hại với người và môi trường, nên người ta còn sử dụng làm thuốc trừ sâu hại cây trồng.

Năm 2011, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm khuyến nông Tuyên Quang đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn triển khai mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học và áp dụng VietGAP tại 15 hộ nông dân thuộc xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn. Số lượng gà giống Ri Lai của mô hình là 3.200 con, bình quân mỗi hộ nuôi từ 150 đến 200 con, có hộ nuôi tới 300 con