Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Giống Ngô Lai B265

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Trùng Khánh vừa phối hợp với Công ty BIOSEED Việt Nam tổ chức Hội nghị đầu bờ tổng kết mô hình trồng giống ngô lai B.265, vụ đông - xuân.
Mô hình được gia đình chị Nông Thị Hường - Tổ 8, thị trấn Trùng Khánh gieo trồng từ ngày 20/2/2013, với diện tích 2.000 m2. Quá trình gieo và chăm sóc được áp dụng theo phương pháp canh tác truyền thống (chưa áp dụng quy trình thâm canh); trong quá trình sản xuất bị ảnh hưởng của thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài ở đầu mùa nhưng giống ngô B.265 vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.
Qua đánh giá, giống ngô lai Bioseed B.265 có nhiều ưu điểm như: Tán lá hẹp, có thể tăng mật độ trồng, giúp tăng năng suất; khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt là bệnh khô vằn; không có bắp phụ; lá xanh đến khi thu hoạch nên thuận lợi cho việc sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi; thời gian sinh trưởng trung bình; trái bắp to, dễ bẻ, độ đồng đều tương đối cao, số hạt trên bắp đạt từ 16 -18 hàng, thích hợp với đồng đất địa phương ở cả vụ đông - xuân và vụ hè thu.
Có thể bạn quan tâm

Chưa đầy 5 tháng sau, giá cao su tụt nhanh chỉ còn ở mức bình quân 42 triệu đồng/tấn, giảm đến 10 triệu đồng/tấn khiến cả doanh nghiệp và nhà vườn lao đao…

Vụ xuân năm nay, nông dân hai xã An Hà và Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) liên kết với Công ty Xuất nhập khẩu và Chế biến nông - lâm sản Hải Dương trồng 30 ha ngô ngọt xuất khẩu.

Xen canh là một trong những phương thức canh tác được nhiều người áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Nếu như ở huyện Ninh Sơn, Ninh Phước có những mô hình trồng xen canh như táo-trôm, đu đủ-ớt-dừa xiêm, xoài-mận… thu nhập kinh tế cao thì ở xã Vĩnh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) mô hình trồng xen canh tỏi-ớt cũng mang lại lợi nhuận đáng kể cho người dân.

Ngày 29.5, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, Cục đã có văn bản gửi các địa phương về việc xử lý sâu Superworm từ tháng 4.2014.

Mô hình được thực hiện thí điểm tại cánh đồng Khu phố 1 và 2 thị trấn Tân Sơn với diện tích 1,5 ha. Với mục đích thay đổi tập quán canh tác 3 vụ lúa/năm bằng 2 vụ lúa, 1 vụ bắp trên cùng 1 diện tích.