Hội Thảo Đầu Bờ Khảo Nghiệm Giống Lúa Hương Việt 3

Phòng NN & PTNT huyện Điện Biên vừa phối hợp với UBND xã Thanh Hưng, Công ty TNHH Giống nông nghiệp Trường Hương Điện Biên và Viện Giống cây trồng Việt Nam tổ chức hội thảo đầu bờ sản xuất giống lúa Hương Việt 3 tại xã Thanh Hưng.
Mô hình khảo nghiệm trên diện tích 1ha, do 7 hộ nông dân đội 1, xã Thanh Hưng tham gia thực hiện. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, giống lúa thuần Hương Việt 3 phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cánh đồng Mường Thanh. Cụ thể: khả năng chống chịu với các loại sâu bệnh khá, đặc biệt với bệnh khô vằn và bệnh bạc lá trong vụ mùa; năng suất đạt 62 tạ/ha; chất lượng gạo thơm ngon, hạt trắng.
Đây là giống lúa thuần được Viện Nghiên cứu lúa thuộc Học viện Nông nghiệp Hà Nội nghiên cứu, chọn tạo trên cơ sở từ 4 nguồn gen quý của 4 giống lúa, gồm: Tám Thơm, D42 (Việt Nam), giống lúa Hoa Sữa (Mỹ) và giống lúa Daikokij (Nhật Bản). Giống lúa thuần Hương Việt 3 có đặc tính nông học là: thời gian sinh trưởng trung bình (vụ mùa từ 115 - 125 ngày; vụ chiêm xuân là 135 ngày); đẻ nhánh khỏe, chiều cao trung bình 95 - 105cm, thân khỏe, chống đổ tốt.
Việc gieo trồng khảo nghiệm thành công giống lúa thuần Hương Việt 3 sẽ góp phần bổ sung một bộ giống mới vào cơ cấu giống lúa tại khu vực lòng chảo Điện Biên và từng bước thay thế dần các loại giống lúa cũ có nguy cơ thoái hóa và chống chịu sâu bệnh hại kém...
Có thể bạn quan tâm

Đây là một trong những quy định tại Quy chế quản lý cá tra bố mẹ chọn giống do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ký quyết định ban hành.

Với tập quán chăn nuôi truyền thống, từ bao đời nay đa phần người dân vùng nông thôn vẫn làm chuồng nuôi lợn ở vị trí thấp. Cũng chính vì cách chăn nuôi truyền thống này mà mỗi khi có lũ lớn xảy ra, người chăn nuôi thường bị thiệt hại rất nhiều.

Bất cứ ai có dịp về thăm mô hình chăn nuôi lợn nái kết hợp trồng bưởi của gia đình chị Mầu Thị Yến - thôn Tam Hợp, xã Cát Quế (Hà Nội), đều không khỏi ngỡ ngàng trước hiệu quả trong phát triển. Đây là mô hình mẫu cho nhiều cá nhân trong và ngoài địa phương đến học tập.

Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản, ông Nguyễn Đức Minh ở thôn Hộ Diêm 1, xã Hộ Hải (huyện Ninh Hải) vượt qua những thất bại, vươn lên làm giàu nhờ nuôi ốc hương và chim bồ câu.

Do hạn hán kéo dài, không đủ nước sản xuất lúa nên vụ hè-thu năm nay, anh Lê Quang Thành, thôn Láng Me, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) đã chuyển đổi 9 sào ruộng lúa nước sang trồng dưa hồng xiêm.