Hội Thảo Đánh Giá Mô Hình Thử Nghiệm 1 Phải, 6 Giảm

Ngày 17-8, Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (ACP) thuộc Bộ NN&PTNT phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ, Sở NN&PTNT Tiền Giang tổ chức hội thảo sơ kết mô hình sản xuất lúa “1 phải, 6 giảm” tại HTX nông nghiệp Bình Tây, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang).
Mô hình “1 phải, 6 giảm” tức là phải sử dụng giống xác nhận để sản xuất lúa hàng hóa, giảm lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), chi phí bơm tưới, thu hoạch và thất thoát sau thu hoạch để tăng lợi nhuận cho nông dân; đặc biệt là áp dụng mô hình tưới nước ngập, khô xen kẽ, (tưới nước tiết kiệm) để giảm lượng khí phát thải nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường.
Thông qua báo cáo của các nhà khoa học, cán bộ trực tiếp theo dõi dự án và 6 hộ nông dân thực hiện thí điểm mô hình, cho thấy canh tác lúa theo mô hình “1 phải, 6 giảm”, tưới nước ngập, khô xen kẽ đã giảm được chi phí đáng kể so với mô hình đối chứng, giảm được lượng phân bón, thuốc BVTV, gia tăng độ dày thân lóng, lúa cứng cây, hạn chế đổ ngã, phù hợp thu hoạch cơ giới; lượng nước tiết kiệm trên 1.000 m3/ha nhờ giảm được số lần bơm.
Chính nhờ quản lý, điều chỉnh lượng nước ruộng lúa thích hợp theo thời kỳ sinh trưởng, mô hình đã giúp cắt giảm từ 20 tới 30% lượng khí thải nhà kính (CH4, CO2, H2S…) so với ruộng lúa tưới ngập nước liên tục suốt vụ.
Dự án đã gặt hái thành công bước đầu, mô hình “1 phải, 6 giảm” không chỉ đạt hiệu quả về kinh tế mà còn đạt hiệu quả thiết thực về môi trường, nhất là trong bối cảnh hiện nay chúng ta phải đối phó với tình hình biến đổi khí hậu xảy ra trên toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm

Cũng như nhiều hộ dân khác ở ấp 2, xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp), gia đình ông Nguyễn Ngọc Thành trước đây chỉ chuyên canh cây lúa. Đến năm 2011, Chi bộ ấp 2 vận động triển khai thực hiện mô hình trồng sen, đồng thời được chính quyền địa phương hỗ trợ về vốn và kỹ thuật, gia đình ông Nguyễn Ngọc Thành đã tham gia thực hiện mô hình xen canh lúa sen với diện tích 7.000 m2.

Huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) là huyện chuyên sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Toàn huyện có 1.038 ha nuôi tôm thâm canh và 2.046 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, trong đó, xã Phú Tân là xã chuyên ngư có 410 ha nuôi tôm thâm canh, 2006 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến; xã Phú Đông có 280 ha nuôi thủy sản.

Những năm gần đây, nhiều bà con nông dân ở huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn trái. Trong đó, xoài cát Hòa Lộc luôn được người dân ưu tiên lựa chọn.

Ngày 24.7, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) tổ chức thả 20 nghìn con cá giống điêu hồng tại 4 lồng bè nuôi cá thí điểm tại khu vực đập phụ, cửa xả nước Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 (thuộc thôn 3, xã Trà Đốc).

Chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH) là biện pháp đang được nhiều hộ chăn nuôi áp dụng trước tình hình các loại dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp. Những nguyên tắc đơn giản của phương pháp chăn nuôi ATSH có thể áp dụng đa dạng với quy mô từ nhỏ đến lớn.