Hội Thảo Đánh Giá Mô Hình Lúa - Tôm Càng Xanh

Nằm trong Đề án hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất chuyển dịch cơ cấu kinh tế xây dựng nông thôn mới, ngày 21/12, huyện Thới Bình (Cà Mau) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả mô hình sản xuất xen canh lúa - tôm càng xanh tại hộ ông Trần Văn Đô, thuộc ấp 5, xã Trí Lực.
Mô hình được triển khai tại 26 hộ dân tham gia với diện tích hơn 25ha, tổng vốn đầu tư 325 triệu đồng. Trong đó, vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gần 150 triệu đồng, còn lại là vốn đối ứng trong dân.
Tại buổi hội thảo, nhiều nông dân đã tham quan trực tiếp trên cánh đồng và được nghe báo cáo tham luận của 3 hộ dân tham gia đã thu hoạch. Với năng xuất tôm bình quân ước đạt gần 200 kg/ha, với giá bán hiện tại từ 140.000 - 160.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí nông dân còn lãi trên 30 triệu đồng.
Những năm qua mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh lúa đã phát triển mạnh trên địa bàn huyện vì hiệu quả của mô hình này là khả quan, đem về nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 2 giờ sáng 25.5, trong lúc ra kiểm tra lưới lồng đang thả tại khu vực gần tượng đài Chiến thắng Quy Nhơn, cách bờ biển Quy Nhơn gần 2 hải lý, anh Nguyễn Văn Vui (48 tuổi, ở tổ 56, KV 11, phường Đống Đa, TP Quy Nhơn - Bình Định) đã phát hiện một con cá mập (còn gọi là cá nhám) bị mắc lưới. Sau một hồi quẫy đập quá mạnh trong lưới lồng, con cá mập đã chết do kiệt sức, đến khoảng 5 giờ sáng, anh Vui cùng một số người khác mới kéo được bộ lưới và con cá mập vào bờ.

Tôi được lãnh đạo Báo NTNN giao trọng trách viết cho chuyên mục “1001 cách làm ăn”. Mỗi tuần 1 bài. Mỗi bài là một vấn đề mà bà con đang cần để áp dụng tìm tòi để các vấn đề nêu ra đáp ứng được yêu cầu của nhân dân.

Tận dụng diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen ở xã Định Thành (Thoại Sơn) và Cô Tô (Tri Tôn)- An Giang phát triển gần chục năm, đem lại nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, những vụ gần đây, do dịch bệnh, giá cả bấp bênh, bà con không còn “mặn” với loại cây thủy sinh này.

Tiếp nối nghề truyền thống của cha ông, anh Ngô Văn Nhợi (xã Hải Tân, huyện Hải Hậu, Nam Định) đã phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Bất chấp sự vận động, khuyến cáo của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay nhiều người hộ dân ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh tiếp tục đổ xô lên liếp trên đất lúa để trồng cây cam sành.