Hội Thảo Đánh Giá Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Luân Canh Lúa - Tôm

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình tổ chức buổi hội thảo đánh giá kết quả mô hình cánh đồng mẫu lớn luân canh lúa - tôm tại hộ ông Trần Thanh Bình, ở ấp Hà Phúc Ứng, xã Biển Bạch.
Mô hình này có 47 hộ dân tham gia, với diện tích 80 ha, bà con được cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn. Theo báo cáo của hai hộ tham gia mô hình, sau hơn 2 tháng chăm sóc, cho ăn dậm và làm đúng quy trình, tôm đạt trọng lượng 40 - 50 con/kg, năng suất ước đạt gần 350 kg/ha, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 50 triệu đồng.
Hiện nay, toàn huyện Thới Bình có hơn 2.000 ha đất nuôi tôm quảng canh cải tiến và nuôi luân canh tôm - lúa, năng suất thu hoạch mỗi vụ bình quân gần 400 - 500 kg tôm/ha, nhiều bà con có mức thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với nuôi tôm quảng canh truyền thong.
Có thể bạn quan tâm

Ngành thủy sản và gạo nếu được cơ cấu lại sản xuất theo chuỗi chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, có thương hiệu thì cơ hội tốt khi xuất khẩu.

Không chỉ thương lái, nhân viên tiếp thị của một số công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng bán thêm chất cấm cho người chăn nuôi để kiếm lời bất chính.

Thông tin mới nhất từ Hiệp hội Thủy sản Mỹ cho thấy tiêu thụ tôm trên đầu người ở nước này đang tăng.

Theo ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT, năm nay do thị trường Nhật Bản vừa mới mở cửa cho mặt hàng xoài Cát Chu của Việt Nam nên số lượng xuất khẩu chưa nhiều nhưng sang năm tới dự kiến sẽ có đột phá về xuất khẩu mặt hàng này.

Tại nhiều địa phương, DN nuôi tôm đã chủ động liên kết với nông dân, chính quyền địa phương, đầu tư mạnh vào các dự án nuôi tôm công nghiệp.