Hội Thảo Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cua Thương Phẩm Giống Nhân Tạo Ở Hồ Chí Minh

Sáng ngày 23/10/2012, Trạm Khuyến nông Cần Giờ thuộc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM tổ chức hội thảo đầu bờ “Mô hình nuôi cua thương phẩm bằng giống nhân tạo” tại Ấp An Phước, xã Tam Thôn Hiệp, TP. HCM.
Cua là đối tượng quen thuộc đối với người nuôi thủy sản nước lợ, tuy nhiên do sức hút quá lớn từ con tôm nên ít người quan tâm đến đối tượng này. Tuy nhiên con giống tự nhiên ngày càng khan hiếm cạn kiệt. Năm 2011, Trạm Khuyến nông Cần Giờ tiến hành trình diễn ở các xã trên địa bàn huyện Cần Giờ và mô hình đạt hiệu quả khi áp dụng quy trình với mật độ nuôi 01 con/m² và tỷ lệ sống trên 40%. Sau hơn 4 tháng nuôi, ông thu được gần 400 kg cua thịt, trung bình 300 g/con, gia đình ông thu gần 26,5 triệu đồng tiền lãi.
Trong chương trình Hội thảo, các đại biểu đã tham quan mô hình tại hộ ông Nguyễn Văn Đời. Ông Nguyễn Văn Đời phấn khởi cho biết, gia đình ông tham gia mô hình với diện tích 0,5 ha, được hỗ trợ 5000 con cua giống và một phần thức ăn. Bà con nông dân được trạm khuyến nông tập huấn nuôi cua giống nhân tạo qua kết quả mô hình, bà con nhận thấy nuôi cua mang lại lợi nhuận không nhỏ, lại ít rủi ro hơn so với nuôi tôm nên nhiều người chuyển sang nuôi cua. Bên cạnh đó, giá cua thương phẩm luôn duy trì ở mức cao và ổn định từ 180.000 – 200.000 đồng/kg đối với cua gạch và 140.000 – 150.000 đồng/kg đối với cua thường. Chính điều này giúp người dân yên tâm hơn trong đầu tư, sản xuất. Bên cạnh còn giải quyết tăng nguồn thu nhập cho cuộc sống người dân.
Qua đánh giá kết quả hội thảo đầu bờ của mô hình cua thương phẩm bằng giống nhân tạo nhận thấy là đối tượng tương đối dễ nuôi, ít dịch bệnh, quá trình nuôi yêu cầu kỹ thuật không quá phức tạp như nuôi tôm, quá trình chăm sóc quản lý cũng đơn giản hơn. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay đối với nuôi cua giống nhân tạo là đối tượng này khá nhạy cảm với sự thay đổi độ mặn nên cần thả nuôi sớm, tránh mùa mưa làm độ mặn thay đổi, gây hao hụt lớn. Mặt khác, cua giống nhân tạo có kích thước nhỏ, quá trình ương nuôi có tỷ lệ sống thấp... Chính vì vậy, để phát triển bền vững nghề nuôi cua thương phẩm đạt hiệu quả cao cần giải quyết tốt nguồn giống nhân tạo có chất lượng tốt.
Có thể bạn quan tâm

Trong những ngày cuối năm, các cửa biển, cảng cá trong tỉnh tràn ngập không khí rộn ràng. Tuần qua, hàng trăm tàu câu cá ngừ đại dương liên tiếp nối đuôi nhau cập bến, vận chuyển thủy sản lên bờ sau tháng ngày dài bám biển đánh bắt.

Những ngày cận tết, nhiều ngư dân xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) hành nghề lưới trũ đánh bắt tôm nhí (tôm hùm con) thu được bạc triệu sau mỗi đêm đánh bắt.

Ngày 31-1 (mùng 1 tết), một số nông dân có ao, hồ, bè nuôi cá nước ngọt với diện tích lớn cho biết, dịp tết Nguyên đán năm nay các loại cá nước ngọt đều ế hàng và giá giảm từ 2-4 ngàn đồng/kg so với ngày thường. Cụ thể, giá cá điêu hồng nông dân bán tại hồ, bè chỉ còn 32-33 ngàn đồng/kg, cá chép còn 40-42 ngàn đồng/kg, cá lóc 27-28 ngàn đồng/kg...

Từ mùng 2 tết, hầu hết các tiểu thương ở chợ đã bắt đầu bán trở lại. Nhiều mặt hàng tăng giá trong tết như bia, hải sản, trái cây…

Thông tư 204/2013/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng trong nuôi trồng thủy sản do Bộ Tài chính vừa ban hành có hiệu lực thi hành từ 10/2/2014.