Hội Thảo Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cua Thương Phẩm Giống Nhân Tạo Ở Hồ Chí Minh

Sáng ngày 23/10/2012, Trạm Khuyến nông Cần Giờ thuộc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM tổ chức hội thảo đầu bờ “Mô hình nuôi cua thương phẩm bằng giống nhân tạo” tại Ấp An Phước, xã Tam Thôn Hiệp, TP. HCM.
Cua là đối tượng quen thuộc đối với người nuôi thủy sản nước lợ, tuy nhiên do sức hút quá lớn từ con tôm nên ít người quan tâm đến đối tượng này. Tuy nhiên con giống tự nhiên ngày càng khan hiếm cạn kiệt. Năm 2011, Trạm Khuyến nông Cần Giờ tiến hành trình diễn ở các xã trên địa bàn huyện Cần Giờ và mô hình đạt hiệu quả khi áp dụng quy trình với mật độ nuôi 01 con/m² và tỷ lệ sống trên 40%. Sau hơn 4 tháng nuôi, ông thu được gần 400 kg cua thịt, trung bình 300 g/con, gia đình ông thu gần 26,5 triệu đồng tiền lãi.
Trong chương trình Hội thảo, các đại biểu đã tham quan mô hình tại hộ ông Nguyễn Văn Đời. Ông Nguyễn Văn Đời phấn khởi cho biết, gia đình ông tham gia mô hình với diện tích 0,5 ha, được hỗ trợ 5000 con cua giống và một phần thức ăn. Bà con nông dân được trạm khuyến nông tập huấn nuôi cua giống nhân tạo qua kết quả mô hình, bà con nhận thấy nuôi cua mang lại lợi nhuận không nhỏ, lại ít rủi ro hơn so với nuôi tôm nên nhiều người chuyển sang nuôi cua. Bên cạnh đó, giá cua thương phẩm luôn duy trì ở mức cao và ổn định từ 180.000 – 200.000 đồng/kg đối với cua gạch và 140.000 – 150.000 đồng/kg đối với cua thường. Chính điều này giúp người dân yên tâm hơn trong đầu tư, sản xuất. Bên cạnh còn giải quyết tăng nguồn thu nhập cho cuộc sống người dân.
Qua đánh giá kết quả hội thảo đầu bờ của mô hình cua thương phẩm bằng giống nhân tạo nhận thấy là đối tượng tương đối dễ nuôi, ít dịch bệnh, quá trình nuôi yêu cầu kỹ thuật không quá phức tạp như nuôi tôm, quá trình chăm sóc quản lý cũng đơn giản hơn. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay đối với nuôi cua giống nhân tạo là đối tượng này khá nhạy cảm với sự thay đổi độ mặn nên cần thả nuôi sớm, tránh mùa mưa làm độ mặn thay đổi, gây hao hụt lớn. Mặt khác, cua giống nhân tạo có kích thước nhỏ, quá trình ương nuôi có tỷ lệ sống thấp... Chính vì vậy, để phát triển bền vững nghề nuôi cua thương phẩm đạt hiệu quả cao cần giải quyết tốt nguồn giống nhân tạo có chất lượng tốt.
Có thể bạn quan tâm

KTĐT - Thu nhập thấp, điều kiện làm việc thiếu thốn, lại không được hưởng các chính sách về bảo hiểm, biên chế đã khiến cho hoạt động của đội ngũ thú y viên cơ sở ở các thôn, xã gặp nhiều khó khăn.

Trận lụt nghiêm trọng nhất trong 50 năm qua khiến ba phần tư diện tích Thái Lan ngập trong nước lũ và đe dọa nhấn chìm thủ đô Bangkok

Cầm trên tay con cua lột mềm nhũn vừa vớt lên, ông Hai Trâm - nông dân có thâm niên nuôi cua lột ở Phước Lại (Cần Giuộc, Long An) hồ hởi: “Sản phẩm cua lột của người dân Cần Giuộc chúng tôi không chỉ là món đặc sản của nhiều nhà hàng lớn trên Sài Gòn, mà nay còn xuất cả sang Tây”…

Trong vài năm trở lại đây, phát huy tiềm năng của địa phương, bà con các dân tộc ở Hồng Định đã đưa nhiều giống ngô mới vào gieo trồng. Kết quả là cây ngô đã trở thành cây có sản lượng lớn nhất và mang lại thu nhập cao nhất cho bà con trong số các cây nông nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết bà con bán ngô ngay sau khi thu hoạch vì không có cách bảo quản tốt. Giá bán vì thế mà rẻ và thường xuyên bị tư thương ép giá. Những hộ gia đình để sau một vài tháng mới bán, được giá cao thì lại bị mối, mọt, làm hao hụt sản lượng ngô.

Để nông nghiệp Việt Nam đứng vững và phát triển sau khi gia nhập WTO, đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng mô hình nông nghiệp tiên tiến. Mô hình nông nghiệp tiên tiến là mô hình hướng công nghệ cao, có một số đặc trưng sau đây