Hội Thảo Chia Sẻ Kinh Nghiệm Ươm, Nuôi Tôm Chân Trắng

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm ươm, nuôi tôm chân trắng do Tổ chức Hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch (gọi tắt là Danida) tài trợ được Hội Nghề cá Khánh Hòa phối hợp với Chương trình hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu GCF tổ chức sáng 2/10 tại Nha Trang.
Mục tiêu của Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm về các khó khăn gặp phải trong quá trình ươm nuôi tôm sạch, đáp ứng nhu cầu sản xuất tôm trong giai đoạn hiện nay. Đại diện các chủ trại ươm nuôi tôm giống trên toàn tỉnh đã được giới thiệu giải pháp nâng cao quá trình kỹ thuật và cung cấp con giống chất lượng cao, khắc phục hội chứng chết sớm trên tôm chân trắng của Công ty thủy sản Đắc Lộc (Phú Yên).
Vừa qua, được sự tài trợ của Danida và GCF, Công ty này đã thành công trong ươm nuôi tôm chân trắng theo hướng VietGAP. Tỉ lệ tôm sống đạt 91%; lợi nhuận tăng 28%/trên tổng số tôm ươm nuôi.
Từ kết quả này, các đại biểu cho rằng yếu tố chính quyết định đến sự thành, bại của việc ươm giống tôm là phải chú trọng đến các chỉ tiêu lý, hóa của nước, đặc biệt là chỉ tiêu vi sinh. Hội thảo cũng thống nhất nuôi tôm bền vững theo hướng VietGAP sẽ đảm bảo được chuỗi sản xuất và hướng tới xuất khẩu ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, có thể nói con tôm thẻ chân trắng đã chiếm lĩnh vị thế hơn con tôm sú cả về sản lượng lẫn giá trị kinh tế. Đây là tín hiệu vui trong mục tiêu đa dạng hoá đối tượng con nuôi thủy sản ở Trà Vinh.

Năm 2013, đa số nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng đều trúng mùa và bán được giá. Với thời gian từ 2 đến 2 tháng rưỡi, mỗi ao nuôi từ 2.000m2 - 2.500m2, nông dân thu lãi khoảng vài trăm triệu đồng trở lên.

Giáo sư Tim Flegel từ Trung tâm Khoa học ứng dụng Gen và công nghệ sinh học Thái Lan (BIOTEC) cho rằng tôm giống nuôi ăn giun biển-giun nhiều tơ- mang chuỗi vi khuẩn Vibrio trong ruột của chúng là nguyên nhân gây ra hội chứng tử vong sớm

Viện Thủy sản quốc gia (INP) ở Ecuador vừa mới giới thiệu 1 chuỗi các biện pháp trong kế hoạch đối phó để ngăn ngừa hội chứng tử vong sớm (EMS), còn được biết là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), khi vào nước này

Thị trấn Long Phú được xem là một trong ba địa bàn có diện tích trồng mía lớn của huyện Long Phú (Sóc Trăng) với hơn 200 ha… Nhưng cả cánh đồng mía bạt ngàn ngày nào giờ chỉ còn thưa thớt vài mảnh ruộng mía nằm đan xen với những ao tôm rộng lớn. Trên ruộng mía vừa thu hoạch, cũng được chủ nhân của nó thuê cơ giới đào xúc lên chuyển sang nuôi tôm…