Hội Thảo Chia Sẻ Kinh Nghiệm Ươm, Nuôi Tôm Chân Trắng

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm ươm, nuôi tôm chân trắng do Tổ chức Hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch (gọi tắt là Danida) tài trợ được Hội Nghề cá Khánh Hòa phối hợp với Chương trình hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu GCF tổ chức sáng 2/10 tại Nha Trang.
Mục tiêu của Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm về các khó khăn gặp phải trong quá trình ươm nuôi tôm sạch, đáp ứng nhu cầu sản xuất tôm trong giai đoạn hiện nay. Đại diện các chủ trại ươm nuôi tôm giống trên toàn tỉnh đã được giới thiệu giải pháp nâng cao quá trình kỹ thuật và cung cấp con giống chất lượng cao, khắc phục hội chứng chết sớm trên tôm chân trắng của Công ty thủy sản Đắc Lộc (Phú Yên).
Vừa qua, được sự tài trợ của Danida và GCF, Công ty này đã thành công trong ươm nuôi tôm chân trắng theo hướng VietGAP. Tỉ lệ tôm sống đạt 91%; lợi nhuận tăng 28%/trên tổng số tôm ươm nuôi.
Từ kết quả này, các đại biểu cho rằng yếu tố chính quyết định đến sự thành, bại của việc ươm giống tôm là phải chú trọng đến các chỉ tiêu lý, hóa của nước, đặc biệt là chỉ tiêu vi sinh. Hội thảo cũng thống nhất nuôi tôm bền vững theo hướng VietGAP sẽ đảm bảo được chuỗi sản xuất và hướng tới xuất khẩu ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) khi được thực hiện sẽ mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU rộng lớn với hơn 500 triệu người tiêu dùng và GDP hơn 17.000 tỷ USD.

Năm 2012, Đề án nâng cao năng suất và chất lượng tôm nuôi tại huyện Năm Căn (Cà Mau) thực hiện đạt thấp, nhất là nuôi tôm công nghiệp. Kế hoạch đề ra là chuyển đổi 200 ha sang nuôi tôm công nghiệp, nhưng chỉ đạt hơn 31 ha.

Từ một huyện chỉ độc canh về cây lúa, đến nay huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã có nhiều chuyển đổi tích cực đa dạng hóa về cây trồng, vật nuôi. Các mô hình như: Nuôi lợn nái Móng Cái, nuôi giun kết hợp làm VAC, nuôi trâu bò vỗ béo và trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao đang ngày được nông dân mở rộng. Cùng với nhiều loại hình kinh tế phát triển nói trên, ở huyện Lộc Bình hiện nay còn có những mô hình được nhiều bà con quan tâm cần được nhân rộng đó là: Nuôi gà nhiều cựa thả vườn.

Để nuôi cá lóc, nông dân ở xã Đại An (huyện Trà Cú) không chỉ vất vả đào ao mà họ còn phải cất công khoan giếng lấy nước ngọt nuôi cá. Sau hơn 4 tháng nuôi bà con thu về bạc 100 triệu, cao gấp 50 lần so với trồng lúa.

Mặc dù ngành chức năng đã khuyến cáo các hộ nuôi tôm không thả nuôi tôm trái vụ để cải tạo ao đầm, nhưng người dân ở nhiều địa phương vẫn tiếp tục thả nuôi vụ mới, bất chấp rủi ro dịch bệnh do điều kiện thời tiết không thuận lợi.