Hội thảo chăn nuôi

Mô hình đã trang bị kỹ thuật cho người nông dân về cách chon con giống, kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh, lai tạo giống, chế biến thức ăn chăn nuôi...
Mô hình cải tạo đàn dê được đưa vào thực hiện từ năm 2014 với quy mô là 2 con dê đực giống và 80 con dê cái triển khai tạo 4 thôn là Mai Hiên, Bản Đồn 1, Nà Bản, Nà Rạo (phường Xuất Hóa) bao gồm 10 hộ tham gia.
Mục đích của mô hình nhằm đưa 2 con đực giống lai Boer vào lai tạo với giống dê địa phương để khắc phục tầm vóc nhỏ bé của dê trong vùng.
Tham gia vào mô hình các hộ dân được hỗ trợ 100% kinh phí mua dê đực giống, hỗ trợ 50% kinh phí mua thức ăn trong vòng 2 tháng.
Đánh giá từ hội thảo cho thấy sau hơn 1 năm triển khai mô hình cải tạo đàn dê đã cho hiệu quả rõ rệt, dê đực giống sinh trưởng phát triển tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu địa phương.
Khả năng theo đàn nhanh, nhờ tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên kết hợp với thức ăn tinh nên đã nâng cao chất lượng những con dê cái địa phương.
Qua thực hiện có 20 dê con được sinh ra với khối lượng từ 1,7 đến 2kg/con, trong khi đó khối lượng sơ sinh của dê địa phương là 1,5kg/con, số con chửa là 21 con, tỷ lệ sống đến 3 tháng tuổi đạt từ 90%.
Về hiệu quả kinh tế, sau khi thay đổi đực giống thì hiệu quả cao hơn so với dê địa phương là 2.138.000đồng/dê cái sinh sản, với một hộ gia đình có 10 con dê cái lợn nhuận thu về trên 20 triệu đồng/năm.
Mô hình cải tạo đà dê có ý nghĩa quan trọng trong việc thuyết phục người chăn nuôi phát triển chăn nuôi dê lai bên cạnh đàn dê địa phương, đồng thời khẳng định chăn nuôi dê là hướng đi đúng, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân.
Thông qua buổi hội thảo, cơ quan triển khai là Trung tâm Khuyến lâm-Khuyến lâm tỉnh đã giải đáp những thắc mắc của các hộ chăn nuôi dê về một số bệnh trên đàn dê, trung tâm cũng đề nghị người nuôi dê tiếp tục duy trì mô hình, xác định quy mô sao cho phù hợp với điều kiện tại đây, hình thành các nhóm chăn nuôi để liên kết trao đổi thông tin.
Có thể bạn quan tâm

Qua 6 tháng nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật nên đàn gà phát triển tốt, tỷ lệ mắc bệnh thấp, trọng lượng bình quân đạt 1,6 kg/con, tỷ lệ sống 95%. Tổng số trứng gà đẻ thu được 1.683 quả (trong 3 tháng), tính giá bán thời điểm nuôi với giá 2.800 đ/quả thì tổng thu là 4.712.400đ.

Thời điểm này, nông dân huyện Lai Vung (Đồng Tháp) thu hoạch rộ nấm rơm vụ đông xuân được 88ha, năng suất đạt khoảng 11 tấn/ha, tập trung ở các xã: Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa. Thương lái mua tại ruộng nấm rơm tươi loại I, (nấm TP) giá dao động từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, nấm loại II (mê cô) giá từ 33.000 - 38.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với mấy tháng trước đó.

Sau gần 1 năm triển khai, mô hình trồng gấc lai trên đất vườn đồi ở huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã khẳng định được khả năng thích nghi và hiệu quả kinh tế vượt trội so với một số cây trồng khác. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình và nâng cao hơn nữa giá trị cây gấc ở đây đang còn nhiều vấn đê đặt ra.

Ở phường 12 được xem là vùng nguyên liệu chính của atisô Đà Lạt, nhiều thời điểm nông dân phải phá bỏ loại cây trồng này với diện tích lớn (có thời điểm phá bỏ hơn 20ha) để trồng các loại cây trồng khác vì giá atisô xuống quá thấp”.

Trên những đồi sắn, các hộ gia đình nhiệt tình hoán đổi công cho nhau để sắn nhà nào cũng được thu hoạch và xuất bán dứt điểm trong thời gian ngắn nhất.. Năm nay, thời tiết thuận lợi trong suốt quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch sắn và đặc biệt là nhà máy thu mua với giá cao hơn năm trước nên người dân ai cũng mừng.