Hội thảo chăn nuôi

Mô hình đã trang bị kỹ thuật cho người nông dân về cách chon con giống, kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh, lai tạo giống, chế biến thức ăn chăn nuôi...
Mô hình cải tạo đàn dê được đưa vào thực hiện từ năm 2014 với quy mô là 2 con dê đực giống và 80 con dê cái triển khai tạo 4 thôn là Mai Hiên, Bản Đồn 1, Nà Bản, Nà Rạo (phường Xuất Hóa) bao gồm 10 hộ tham gia.
Mục đích của mô hình nhằm đưa 2 con đực giống lai Boer vào lai tạo với giống dê địa phương để khắc phục tầm vóc nhỏ bé của dê trong vùng.
Tham gia vào mô hình các hộ dân được hỗ trợ 100% kinh phí mua dê đực giống, hỗ trợ 50% kinh phí mua thức ăn trong vòng 2 tháng.
Đánh giá từ hội thảo cho thấy sau hơn 1 năm triển khai mô hình cải tạo đàn dê đã cho hiệu quả rõ rệt, dê đực giống sinh trưởng phát triển tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu địa phương.
Khả năng theo đàn nhanh, nhờ tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên kết hợp với thức ăn tinh nên đã nâng cao chất lượng những con dê cái địa phương.
Qua thực hiện có 20 dê con được sinh ra với khối lượng từ 1,7 đến 2kg/con, trong khi đó khối lượng sơ sinh của dê địa phương là 1,5kg/con, số con chửa là 21 con, tỷ lệ sống đến 3 tháng tuổi đạt từ 90%.
Về hiệu quả kinh tế, sau khi thay đổi đực giống thì hiệu quả cao hơn so với dê địa phương là 2.138.000đồng/dê cái sinh sản, với một hộ gia đình có 10 con dê cái lợn nhuận thu về trên 20 triệu đồng/năm.
Mô hình cải tạo đà dê có ý nghĩa quan trọng trong việc thuyết phục người chăn nuôi phát triển chăn nuôi dê lai bên cạnh đàn dê địa phương, đồng thời khẳng định chăn nuôi dê là hướng đi đúng, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân.
Thông qua buổi hội thảo, cơ quan triển khai là Trung tâm Khuyến lâm-Khuyến lâm tỉnh đã giải đáp những thắc mắc của các hộ chăn nuôi dê về một số bệnh trên đàn dê, trung tâm cũng đề nghị người nuôi dê tiếp tục duy trì mô hình, xác định quy mô sao cho phù hợp với điều kiện tại đây, hình thành các nhóm chăn nuôi để liên kết trao đổi thông tin.
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Chỉ thị cấm các tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản dưới mọi hình thức trong hồ Dầu Tiếng vào mùa sinh sản từ ngày 1.7 đến 30.9 hằng năm, đặc biệt tại các bãi cá đẻ như Khu rừng cấm, Ao 10 mẫu, Hóc Cò, Vàm Suối Đông... Báo Tây Ninh cũng không ít lần phản ánh. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện, vẫn còn nhiều người đánh bắt cá vào mùa sinh sản trong hồ Dầu Tiếng.

Thời gian qua, các ngành chức năng và chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng cố ý đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm, các sản phẩm tôm có chứa tạp chất. Tuy nhiên, kết quả chưa triệt để, tình hình vi phạm vẫn xảy ra.

Tính đến đầu tháng 8, các DN, nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã ký hợp đồng bao tiêu gần 100% diện tích mía trong dân, với giá tương đương so với năm 2014.

Bước vào vụ mùa 2015, toàn tỉnh gieo trồng 58.230 ha, trong đó cây lương thực 44.650 ha, chủ yếu là lúa với 40.000 ha. Trong điều kiện khó khăn về thời tiết, tình hình sâu bệnh…việc chỉ đạo sản xuất đạt hiệu quả đang được ngành nông nghiệp tỉnh tập trung quyết liệt…

Ngày 12-8, thanh tra của Bộ NN&PTNT phối hợp với sở ngành tại Đồng Nai làm việc với Công ty cổ phần nông nghiệp quốc tế Anco và Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.