Hội thảo chăn nuôi

Mô hình đã trang bị kỹ thuật cho người nông dân về cách chon con giống, kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh, lai tạo giống, chế biến thức ăn chăn nuôi...
Mô hình cải tạo đàn dê được đưa vào thực hiện từ năm 2014 với quy mô là 2 con dê đực giống và 80 con dê cái triển khai tạo 4 thôn là Mai Hiên, Bản Đồn 1, Nà Bản, Nà Rạo (phường Xuất Hóa) bao gồm 10 hộ tham gia.
Mục đích của mô hình nhằm đưa 2 con đực giống lai Boer vào lai tạo với giống dê địa phương để khắc phục tầm vóc nhỏ bé của dê trong vùng.
Tham gia vào mô hình các hộ dân được hỗ trợ 100% kinh phí mua dê đực giống, hỗ trợ 50% kinh phí mua thức ăn trong vòng 2 tháng.
Đánh giá từ hội thảo cho thấy sau hơn 1 năm triển khai mô hình cải tạo đàn dê đã cho hiệu quả rõ rệt, dê đực giống sinh trưởng phát triển tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu địa phương.
Khả năng theo đàn nhanh, nhờ tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên kết hợp với thức ăn tinh nên đã nâng cao chất lượng những con dê cái địa phương.
Qua thực hiện có 20 dê con được sinh ra với khối lượng từ 1,7 đến 2kg/con, trong khi đó khối lượng sơ sinh của dê địa phương là 1,5kg/con, số con chửa là 21 con, tỷ lệ sống đến 3 tháng tuổi đạt từ 90%.
Về hiệu quả kinh tế, sau khi thay đổi đực giống thì hiệu quả cao hơn so với dê địa phương là 2.138.000đồng/dê cái sinh sản, với một hộ gia đình có 10 con dê cái lợn nhuận thu về trên 20 triệu đồng/năm.
Mô hình cải tạo đà dê có ý nghĩa quan trọng trong việc thuyết phục người chăn nuôi phát triển chăn nuôi dê lai bên cạnh đàn dê địa phương, đồng thời khẳng định chăn nuôi dê là hướng đi đúng, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân.
Thông qua buổi hội thảo, cơ quan triển khai là Trung tâm Khuyến lâm-Khuyến lâm tỉnh đã giải đáp những thắc mắc của các hộ chăn nuôi dê về một số bệnh trên đàn dê, trung tâm cũng đề nghị người nuôi dê tiếp tục duy trì mô hình, xác định quy mô sao cho phù hợp với điều kiện tại đây, hình thành các nhóm chăn nuôi để liên kết trao đổi thông tin.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm khai thác tiềm năng về đất đai, lao động, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, những năm qua, xã Ðiệp Nông (Hưng Hà) đã tập trung vận động bà con nông dân đẩy mạnh sản xuất vụ đông theo hướng đa dạng trong cơ cấu sản xuất.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - PTNT, hiện nay, toàn tỉnh có trên 100 trại sản xuất giống gà, trong đó có 58 trại gà đẻ và 45 trại ấp nở với các loại giống như gà lai mía, gà lông trắng, gà ta…

Thông qua Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc thiểu số (Chương trình 135), thời gian qua nhiều hộ nghèo của huyện Định Hóa đã có thêm điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo...

Khảo sát tại chợ đầu mối Long Biên, điểm trung chuyển và buôn bán hoa quả sầm uất nhất Hà Nội, quy mô quầy bán hoa quả Trung Quốc teo tóp dần và có phần lép vế hơn so với các quầy hàng ngồn ngộn hoa quả Việt Nam nhập về từ các tỉnh phía nam như: xoài, bưởi, thanh long, quýt ngọt…

Theo ông Thắng, 18.000 gốc cát tường trong vườn bị trộm ước khoảng 1 tấn hoa; với giá hoa ổn định từ 60.000 - 70.000 đồng/kg, thiệt hại gần 70 triệu đồng. Bà Trần Thị Linh Tiên (vợ ông Thắng) cho biết kẻ trộm đã nhổ cả gốc và còn phá luôn giàn lưới nâng hoa, giẫm đạp cả những luống hoa còn non.