Hội thảo Báo cáo rà soát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế về chính sách nông nghiệp Việt Nam

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho rằng “chuyển đổi nông nghiệp ở Việt Nam trong hai thập kỷ qua là hết sức ấn tượng”.
Việt Nam từng bước khẳng định vị trí trên thị trường nông sản quốc tế.
Việt Nam đã nhanh chóng thiết lập vị trí của mình trên thị trường nông sản quốc tế, trở thành nước xuất khẩu hạt điều và hạt tiêu đen lớn nhất thế giới, đứng thứ hai về cà phê và sắn, thứ ba về gạo và thủy sản.
Thành quả trên có được nhờ Việt Nam đã có những chính sách tích cực trong việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp.
OECD cho rằng thực hiện chính sách đổi mới vào giữa những năm 1980 đã giúp Việt Nam tăng trưởng sản xuất, giảm lượng người thiếu ăn từ 46% trên tổng dân số trong giai đoạn 1990 - 1992 xuống còn 13% trong giai đoạn 2012 - 2014. Đây là thành tích tốt nhất trên phương diện toàn cầu.
Cải cách kinh tế ở Việt Nam đã tạo kết quả ấn tượng trong ngành nông nghiệp, giúp tăng sản lượng nông nghiệp hơn 3 lần trong giai đoạn 1990-2013, nâng cao thu nhập cho nông dân, xóa đói giảm nghèo, giải quyết tình trạng thiếu lương thực và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.
Mặc dù vậy, báo cáo cũng chỉ ra Việt Nam cần củng cố những thành tựu đó bằng việc giải quyết những thách thức dài hạn gây ra bởi suy giảm tăng trưởng sản xuất, giá hàng hóa nông sản giảm, hạn chế về đất đai để mở rộng sản xuất.
Sản xuất nông nghiệp Việt Nam trước những thách thức về dài hạn.
Theo ông Andrzej Jan Kwiecinski, chuyên gia chính về phân tích chính sách nông nghiệp của OECD, năng suất động trong nông nghiệp của Việt Nam vẫn khá thấp trong khi đất đai còn phân tán vì vậy cần phân bổ nguồn đất đai phù hợp hơn trong bối cảnh năng suất trong nông nghiệp chưa cao.
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn còn những giới hạn trong tiếp cận tài chính, mạng lưới hạ tầng manh mún và thủ tục thương mại rườm rà. Các nhà đầu tư lớn có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài chính dài hạn. Các nhà sản xuất nhỏ lẻ tiếp tục dựa chủ yếu vào nguồn tín dụng phi chính thức.
Cơ sở hạ tầng nông thôn về cơ bản đã được cải thiện đáng kể trong thập kỷ qua, nhưng đầu tư đã không theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo ra sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng nghiêm trọng.
Có thể bạn quan tâm

Với lợi thế trên 54 ngàn ha đất rừng, người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) có tiềm năng phát triển kinh tế rừng và vườn đồi. Trong đó, nuôi ong lấy mật nhiều năm qua đã góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Thay vì nền đất hoặc xi măng truyền thống, hiện nay mô hình nuôi heo trên nền đệm lót lên men đang trở thành xu hướng nuôi mới của một số hộ dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, trong đó có thị xã La Gi. Tác dụng mang lại là giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí đầu tư...

Tàu cá liên kết với nhau thành các tổ, đội khai thác thủy sản trên biển nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm cứu nạn… là chủ trương đúng đắn của nhà nước và được ngư dân tham gia tích cực.

Nằm cách xa tuyến Quốc lộ 1A với mức sống tương đối thấp, nhưng mấy năm nay, nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất, nhất là đầu tư mô hình nuôi chim cút, hàng chục hộ dân ở tổ 20, phường Thủy Dương (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) đã có được nguồn thu ổn định, đời sống kinh tế khấm khá hơn.

Tảo xoắn Spirulina là nguồn thực phẩm chức năng rất phổ biến ở một số nước phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức... nhưng ở Việt Nam còn khá mới mẻ vì phương pháp nuôi trồng cực kì công phu và tốn kém.