Hội thảo Báo cáo rà soát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế về chính sách nông nghiệp Việt Nam

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho rằng “chuyển đổi nông nghiệp ở Việt Nam trong hai thập kỷ qua là hết sức ấn tượng”.
Việt Nam từng bước khẳng định vị trí trên thị trường nông sản quốc tế.
Việt Nam đã nhanh chóng thiết lập vị trí của mình trên thị trường nông sản quốc tế, trở thành nước xuất khẩu hạt điều và hạt tiêu đen lớn nhất thế giới, đứng thứ hai về cà phê và sắn, thứ ba về gạo và thủy sản.
Thành quả trên có được nhờ Việt Nam đã có những chính sách tích cực trong việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp.
OECD cho rằng thực hiện chính sách đổi mới vào giữa những năm 1980 đã giúp Việt Nam tăng trưởng sản xuất, giảm lượng người thiếu ăn từ 46% trên tổng dân số trong giai đoạn 1990 - 1992 xuống còn 13% trong giai đoạn 2012 - 2014. Đây là thành tích tốt nhất trên phương diện toàn cầu.
Cải cách kinh tế ở Việt Nam đã tạo kết quả ấn tượng trong ngành nông nghiệp, giúp tăng sản lượng nông nghiệp hơn 3 lần trong giai đoạn 1990-2013, nâng cao thu nhập cho nông dân, xóa đói giảm nghèo, giải quyết tình trạng thiếu lương thực và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.
Mặc dù vậy, báo cáo cũng chỉ ra Việt Nam cần củng cố những thành tựu đó bằng việc giải quyết những thách thức dài hạn gây ra bởi suy giảm tăng trưởng sản xuất, giá hàng hóa nông sản giảm, hạn chế về đất đai để mở rộng sản xuất.
Sản xuất nông nghiệp Việt Nam trước những thách thức về dài hạn.
Theo ông Andrzej Jan Kwiecinski, chuyên gia chính về phân tích chính sách nông nghiệp của OECD, năng suất động trong nông nghiệp của Việt Nam vẫn khá thấp trong khi đất đai còn phân tán vì vậy cần phân bổ nguồn đất đai phù hợp hơn trong bối cảnh năng suất trong nông nghiệp chưa cao.
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn còn những giới hạn trong tiếp cận tài chính, mạng lưới hạ tầng manh mún và thủ tục thương mại rườm rà. Các nhà đầu tư lớn có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài chính dài hạn. Các nhà sản xuất nhỏ lẻ tiếp tục dựa chủ yếu vào nguồn tín dụng phi chính thức.
Cơ sở hạ tầng nông thôn về cơ bản đã được cải thiện đáng kể trong thập kỷ qua, nhưng đầu tư đã không theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo ra sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng nghiêm trọng.
Có thể bạn quan tâm

Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được ngư dân kỳ vọng có thêm điều kiện để đầu tư đóng mới, nâng cấp và cải hoán tàu cá vươn khơi bám biển dài ngày hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến nay hầu hết ngư dân vẫn còn băn khoăn trong việc tiếp cận nguồn vốn này.

Lâu nay, ngư dân khai thác hải sản chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Khi ra khơi trên những chiếc tàu vỏ sắt, vỏ composite với các trang thiết bị hiện đại, ngư dân sẽ rất lúng túng. Vì vậy, đào tạo nghề cho ngư dân là việc làm hết sức cần thiết, giúp họ thêm tự tin khi vươn khơi.

Ngày 21/10, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phối hợp với huyện Năm Căn tổ chức chuyển giao kỹ thuật sản xuất tôm sú theo Vietgap cho 15 học viên đại diện cho các công ty, cơ sở và trại sản xuất giống trên địa bàn huyện.

Trong quá trình thực hiện, cần quan tâm hướng dẫn các địa phương chuẩn bị nguồn cá tra giống đảm bảo yêu cầu về chất lượng; tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tham gia quy trình chăn nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn VietGAP; cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các hộ thả nuôi trong vùng quy hoạch; đăng ký sản lượng sát với tình hình thực tế…

Theo Báo cáo đề xuất Chương trình mục tiêu phát triển thủy sản bền vững giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu đến năm 2020, tổng sản lượng thủy sản đạt 7,0 triệu tấn (sản lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng 65 - 70%). Giá trị XK thủy sản đạt 11 tỷ USD. Tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 33,3% trong GDP nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7 - 8%/ năm. Thu nhập bình quân đầu người của lao động cao gấp 3 lần hiện nay.