Hội Thảo Bàn Giải Pháp Quản Lý Vùng Nuôi Tôm Tỉnh Cà Mau

Chiều 28/4, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Mekong Tomland Việt Nam hội thảo bàn giải pháp quản lý vùng nuôi tôm tỉnh Cà Mau.
Tính đến nay, diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau đạt hơn 266.000 ha, chiếm 1/3 diện tích nuôi tôm cả nước. Chỉ tính riêng năm 2013, sản lượng tôm nuôi của tỉnh đạt trên 133.500 tấn, tăng khoảng 8% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cũng vượt mốc 1 tỷ USD.
Đạt được kết quả trên là do công tác quản lý vùng nuôi trên địa bàn tỉnh thời gian qua được quan tâm, đẩy mạnh. Song, do nhu cầu phát triển nuôi tôm, nhất là nuôi tôm công nghiệp đang trong xu hướng phát triển nhanh; trong khi các điều kiện về kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, các yếu tố đầu vào, quản lý môi trường, dịch bệnh còn hạn chế, dẫn đến nghề nuôi tôm của tỉnh thiếu tính bền vững.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, hội thảo đi sâu phân tích những khó khăn, bất cập, đề xuất những giải pháp hữu hiệu hướng đến mục tiêu phát triển lâu dài. Theo đó, Công ty TNHH Mekong Tomland đề xuất dự án hỗ trợ quản lý và xây dựng thương hiệu vùng nuôi tôm bền vững thí điểm tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân.
Đây là địa bàn có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh từ 1.000 ha năm 2013 lên khoảng 2.000 ha vào đầu năm 2014; trong khi trình độ kỹ thuật, hạ tầng hỗ trợ nghề nuôi tôm còn nhiều hạn chế. Do đó, dự án sẽ hỗ trợ quản lý và xây dựng thương hiệu; đồng thời phát triển mô hình liên kết giữa người nuôi tôm với các thành phần có liên quan trong chuỗi cung ứng sản phẩm, nhằm cải thiện hiệu quả kinh tế và tính bền vững của nghề nuôi tôm.
Dự án này được UBND tỉnh thống nhất về mặt chủ trương, nếu triển khai có hiệu quả sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài nguyên nhân người đánh bắt dùng xuyệt, lưới rùng, đánh thuốc để bắt theo kiểu tận diệt thì tình trạng sử dụng thuốc hóa học bừa bãi trên đồng ruộng đã khiến cho môi trường sống của các loài thủy sinh bị ô nhiễm nặng nề. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ hủy hoại môi trường sống của các loài thủy sinh này.

Tuy là chủ doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực thương mại nhưng công việc thường xuyên của ông Mai Thăng Long là gặp gỡ nông dân, làm việc ngay tại các ruộng lúa. Hiện Công ty TNHH xây dựng thương mại Thái Ninh Địa Long (TP.Biên Hòa) của ông Long đang đầu tư cho nông dân xây dựng những cánh đồng lúa chất lượng cao và bao tiêu sản phẩm lúa sạch cho bà con với giá cao hơn thị trường.

Cùng với việc coi trọng công tác tuyên truyền bảo vệ, bổ sung nguồn lợi thủy sản, các địa phương và cơ sở sản xuất đã tăng cường các biện pháp cải tạo ao nuôi, sửa chữa lồng, bè, thuyền và thực hiện các biện pháp phòng - chống dịch bệnh nên tình hình dịch bệnh thủy sản ổn định. Hiện tại, toàn tỉnh có 1.450 thuyền các loại hoạt động trong lĩnh vực thủy sản và có 4.700 lao động làm nghề thủy sản.

Ngày 1/7, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật kết hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức hội thảo khoa học đánh giá thực trạng, diễn biến tình hình bệnh tôm ở tỉnh Cà Mau và đề xuất biện pháp khắc phục.

Mùa thu hoạch cà phê 2014-2015 đã vào vụ hơn một tháng nay. Hàng ngàn lao động từ các tỉnh đồng bằng được những chủ vườn cà phê đưa lên hái cà phê cho mình và những vườn lân cận… Điều đáng mừng là hầu hết đều có thu nhập ổn định, giúp người trồng cà phê yên tâm trong vụ thu hoạch này.