Hội Thảo Bàn Giải Pháp Quản Lý Vùng Nuôi Tôm Tỉnh Cà Mau

Chiều 28/4, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Mekong Tomland Việt Nam hội thảo bàn giải pháp quản lý vùng nuôi tôm tỉnh Cà Mau.
Tính đến nay, diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau đạt hơn 266.000 ha, chiếm 1/3 diện tích nuôi tôm cả nước. Chỉ tính riêng năm 2013, sản lượng tôm nuôi của tỉnh đạt trên 133.500 tấn, tăng khoảng 8% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cũng vượt mốc 1 tỷ USD.
Đạt được kết quả trên là do công tác quản lý vùng nuôi trên địa bàn tỉnh thời gian qua được quan tâm, đẩy mạnh. Song, do nhu cầu phát triển nuôi tôm, nhất là nuôi tôm công nghiệp đang trong xu hướng phát triển nhanh; trong khi các điều kiện về kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, các yếu tố đầu vào, quản lý môi trường, dịch bệnh còn hạn chế, dẫn đến nghề nuôi tôm của tỉnh thiếu tính bền vững.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, hội thảo đi sâu phân tích những khó khăn, bất cập, đề xuất những giải pháp hữu hiệu hướng đến mục tiêu phát triển lâu dài. Theo đó, Công ty TNHH Mekong Tomland đề xuất dự án hỗ trợ quản lý và xây dựng thương hiệu vùng nuôi tôm bền vững thí điểm tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân.
Đây là địa bàn có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh từ 1.000 ha năm 2013 lên khoảng 2.000 ha vào đầu năm 2014; trong khi trình độ kỹ thuật, hạ tầng hỗ trợ nghề nuôi tôm còn nhiều hạn chế. Do đó, dự án sẽ hỗ trợ quản lý và xây dựng thương hiệu; đồng thời phát triển mô hình liên kết giữa người nuôi tôm với các thành phần có liên quan trong chuỗi cung ứng sản phẩm, nhằm cải thiện hiệu quả kinh tế và tính bền vững của nghề nuôi tôm.
Dự án này được UBND tỉnh thống nhất về mặt chủ trương, nếu triển khai có hiệu quả sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Kinh phí hỗ trợ cho người sản xuất (các huyện, thị xã Kiến Tường, TP Tân An) là 60,291 triệu đồng, gồm: Đối với đất chuyên trồng lúa là 236.396,81 ha, mức hỗ trợ 250.000 đ/ha/6 tháng đầu năm 2014, số tiền 59,098 tỷ đồng; đối với đất lúa khác: 23.841,37 ha, mức hỗ trợ 50.000 đ/ha/6 tháng đầu năm 2014, số tiền 1,192 tỷ đồng.

Lúc 10 giờ ngày 8-4-2014, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Cần Thơ (PC46) đã tiến hành kiểm tra Công ty TNHH thuốc thú y thủy sản Hoàng Lâm (ở tổ 7, khu vực Thới Thuận, phường Thới An Đông, quận Bình Thủy) do Lê Hoàng Nhựt (SN 1970) làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty.

Ông Lâm Hoàng Sa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.

Dịch vụ máy gặt đập liên hợp (GĐLH) ngày càng phát triển, làm không hết việc. Đầu tư máy GĐLH đi làm dịch vụ chỉ khoảng 3 năm là thu hồi vốn.

Hạt bo bo có giá dao động từ 30.000 – 40.000 đ/kg, vào thời điểm khan hiếm có thể tăng lên 60.000 đ/kg. Thế nhưng người dân chỉ biết trồng rồi bán chứ không hề biết công dụng, chức năng của loại cây này ra sao. Đáng ngại hơn là chính quyền các cấp cũng hoàn toàn mù tịt về loài cây này.