Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hồi Sinh Nghề Trồng Dâu, Nuôi Tằm

Hồi Sinh Nghề Trồng Dâu, Nuôi Tằm
Ngày đăng: 29/06/2012

Cây dâu, con tằm đã gắn bó với người dân xã Đắk Lua (huyện Tân Phú - Đồng Nai) gần 20 năm nay. Có thời kỳ trồng dâu, nuôi tằm ở vùng đất ngập lụt này phát triển khá mạnh.

Nhưng cũng có năm giá kén tằm xuống thấp, nhiều người dân Đắk Lua vội vã chặt dâu chuyển sang trồng cây khác. Mấy năm gần đây, giá kén tằm tương đối ổn định đã giúp nghề trồng dâu, nuôi tằm ở Đắk Lua hồi sinh.

* Hết chặt lại trồng

Chạy dọc hai bên đường song song với sông Đồng Nai thuộc địa bàn ấp 2 và ấp 6 xã Đắk Lua đâu đâu cũng thấy những vườn dâu xanh mướt. Thế nhưng cách đây 4 - 5 năm, người dân ở đây đã đua nhau chặt dâu vì giá kén tằm xuống thấp khiến diện tích chỉ còn khoảng 63 hécta. Ông Phạm Trọng Ký, Trưởng ấp 2 cho biết: “Bà con sống chủ yếu nhờ vào trồng dâu nuôi tằm. Vì là nghề cho thu nhập ổn định, nuôi tằm không cần vốn đầu tư nhiều nên phù hợp với nông dân”.

Dù vậy, cây dâu, con tằm ở Đắk Lua đến nay đã trải qua biết bao thăng trầm. Khi giá kén tằm cao thì nông dân ồ ạt trồng dâu, ngược lại kén rớt giá bà con lại vội vã chặt dâu vì cho rằng không hiệu quả bằng những cây trồng khác. Mấy năm gần đây, giá kén tằm ổn định đã giúp người dân ấp 2 và ấp 6 thoát nghèo bền vững và đã có nhiều hộ khấm khá lên. Hiện nay, nghề trồng dâu nuôi tằm chủ yếu tập trung tại 2 ấp 2 và 6 với diện tích dâu trên 100 hécta.

Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Xuân Vị, người có hơn 10 năm nuôi tằm ở ấp 2, cho biết: “Gia đình tôi trồng 2 hécta dâu, với giá kén tằm hiện nay khoảng 75 - 80 ngàn đồng/kg (cuối năm 2010, giá kén tằm tăng rất cao, lên đến 130 ngàn đồng/kg) nhưng tính ra vẫn còn lãi gấp 2 lần so với trồng bắp. Nhà tôi trung bình mỗi tháng thu được 3 tạ kén. Với giá như vậy, tôi đã thu về hơn 20 triệu đồng. Hiện nay ở ấp 2 không có loại cây nào đạt hiệu quả kinh tế hơn cây dâu, con tằm. Tôi trồng dâu, nuôi tằm từ trước đến giờ chưa bao giờ bị lỗ, kể cả khi tằm rớt giá”.

* Quyết tâm giữ nghề

Thời gian gần đây, nhiều khâu trong nghề trồng dâu, nuôi tằm được người dân Đắk Lua ứng dụng khoa học kỹ thuật nên từ cắt dâu đến cho tằm ăn đã không còn vất vả như trước. Anh Trần Hiếu Thắng, người có thâm niên gần 12 năm nuôi tằm ở ấp 2, chia sẻ: “Trước đây nuôi tằm rất kỳ công, chăm chút như nuôi con nhỏ. Bây giờ nuôi tằm thong thả hơn nhiều. Trồng dâu không còn phải đi suốt lá, tằm ăn xong không mất công ngồi nhặt từng con, công việc cho tằm ăn đã được sử dụng lưới đặc dụng. Dùng tấm lưới trải lên trên nong tằm sau đó đổ dâu trùm lên, khi tằm ăn hết lá chỉ việc cuộn lưới rồi rung nhẹ cho tằm rơi xuống nong, còn cành và thân cây dâu mang đổ”.

Hiện nay, ở Đắk Lua nghề trồng dâu nuôi tằm đã có dịch vụ nuôi tằm nhỏ (từ khi mới nở đến lúc tằm khoảng 10 ngày), đây là giai đoạn nuôi khá khó, thường có tỷ lệ hao hụt cao. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân giảm bớt khả năng rủi ro. Bà Phan Thị Lan, người nuôi tằm ở ấp 6, nói: “Giờ trồng dâu, nuôi tằm có nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật nên hiện nay đã giảm được khoảng 50% nhân công so với trước đây. Điều quan trọng hơn là tằm có thể nuôi gối đầu liên tục nên không gián đoạn theo từng lứa như trước. Hơn nữa, cây dâu, con tằm khá phù hợp với vùng đất ven sông ở đây. Qua một thời gian thăng trầm của cây dâu, con tằm, giờ đây chúng tôi quyết tâm bám giữ lấy nghề đến cùng“.

Việc trồng dâu, nuôi tằm ở Đắk Lua đang khá ổn định do có cơ sở sản xuất kén tại chỗ, không còn phải mang qua tỉnh Lâm Đồng để tiêu thụ như trước nữa. Xu hướng trồng dâu, nuôi tằm đang phát triển trở lại.

Có thể bạn quan tâm

Vụ Mía Đường 2013-2014 Khó Khăn Chồng Chất Vụ Mía Đường 2013-2014 Khó Khăn Chồng Chất

Giá đường xuống thấp, lượng hàng tồn kho cao, nông dân giảm diện tích trồng mía... đang tăng áp lực tới cả nhà máy đường và nông dân.

03/12/2013
Nuôi Lươn, Trạch - Làm Dễ Mà Lãi Cao Nuôi Lươn, Trạch - Làm Dễ Mà Lãi Cao

Về thôn Đức Long 3, xã An Nông, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) hỏi anh Lê Văn Phương nuôi lươn, trạch thì ai cũng biết. Nổi tiếng như vậy vì anh là người đầu tiên khởi xướng nghề nuôi lươn, trạch ở xã An Nông và là người trong xã có thu nhập cao từ nghề này.

25/12/2013
Đưa Kiến Thức Khoa Học Kỹ Thuật Đến Nông Dân Đưa Kiến Thức Khoa Học Kỹ Thuật Đến Nông Dân

Mong muốn của những người tổ chức chương trình là mang đến lời giải đáp tối ưu cho nông dân với câu hỏi nên trồng cây gì, nuôi con gì để phát triển bền vững, không bị nhiễm dịch bệnh...

25/12/2013
Đã Qua Rồi Thời Kỳ Thi Nhau Trồng Ca Cao Đã Qua Rồi Thời Kỳ Thi Nhau Trồng Ca Cao

Bên lề diễn đàn lần thứ hai về phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam - cơ hội, thách thức và giải pháp - do Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT và Đại sứ quán Hà Lan tổ chức tại TPHCM ngày 28-11, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với ông Ngyễn Văn Hòa, Cục phó Cục Trồng trọt - phụ trách phát triển ca cao, xung quanh vấn đề này.

03/12/2013
Xây Dựng 33 Mô Hình Sản Xuất Hiệu Quả Xây Dựng 33 Mô Hình Sản Xuất Hiệu Quả

Năm 2013, huyện Can Lộc đã huy động 125 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng NTM; xây dựng được 33 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả (11 mô hình dự kiến có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm).

25/12/2013