Hồi Phục Hơn 19.000 Ha Nhãn Nhiễm Bệnh Chổi Rồng

Sau thời gian triển khai công tác chống dịch chổi rồng trên nhãn, đến nay có 19.130 ha nhãn ở 7 tỉnh, thành gồm: Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang, hồi phục phát triển trở lại sau cắt tỉa và phun thuốc, đạt tỷ lệ 81,4%.
Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cho biết: từ tháng 9-2011 đến tháng 3-2012, 7 tỉnh, thành trên đã công bố dịch bệnh chổi rồng hại nhãn trên phạm vi toàn tỉnh, với tổng diện tích nhiễm bệnh là 27.151ha/32.657 ha. Sau hơn 1 năm triển khai chống dịch, các tỉnh đã tổ chức cắt tỉa được hơn 24.216 ha nhãn nhiễm bệnh chổi rồng. Tổng kinh phí 7 tỉnh, thành chi cho công tác phòng chống chổi rồng trên nhãn hơn 173,8 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương hơn 122 tỉ đồng, ngân sách tỉnh hơn 51,7 tỉ đồng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quyết định chấm dứt chiến dịch phòng trị bệnh chổi rồng trên nhãn (đến ngày 1-3-2013) và không cung cấp kinh phí từ Trung ương nữa, nhưng hiện nay ở 7 tỉnh, thành trên vẫn chưa có quyết định công bố hết dịch. Theo Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, nguyên nhân là do hiện một số diện tích nhãn vẫn còn tái nhiễm nên các tỉnh vẫn chưa công bố hết dịch. Trong thời gian tới, các tỉnh sử dụng ngân sách địa phương tập huấn cho nông dân để phòng trị đối với một số diện tích nhiễm bệnh còn lại.
Ngành Nông nghiệp các tỉnh cũng đã tổ chức 1.181 lớp tập huấn biện pháp quản lý bệnh chổi rồng, thu hút 51.412 lượt nông dân dự; cấp phát 224.303 tờ bướm, 45.057 sổ tay hướng dẫn phòng trị bệnh chổi rồng hại nhãn và xây dựng 66 mô hình trình diễn phòng chống dịch bệnh chổi rồng. Qua những mô hình quản lý bệnh chổi rồng, nhiều nhà vườn đã đúc kết được những kinh nghiệm mang lại hiệu quả trong công tác phòng nhện lông nhung và bảo vệ được năng suất nhãn.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay tổng đàn lợn của tỉnh Bắc Kạn 183.726 con, trong đó: lợn nái có 17.744 con, chiếm 9,7% tổng đàn. Về lý thuyết với số lượng đàn lợn nái như trên có thể sản xuất đủ số lượng lợn giống nuôi thịt đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tỉnh, nhưng thực tế bình quân hàng năm người chăn nuôi phải nhập khoảng 100.000 – 120.000 con lợn giống từ tỉnh ngoài, gây khó khăn rất lớn trong việc kiểm tra chất lượng và tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của tỉnh.

Theo phản ánh của Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) tại Hội thảo “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ” diễn ra ngày 24/4 tại Ninh Thuận: Tình hình kinh doanh tôm giống rất phức tạp, một số cơ sở ương giống mua Naupli, post của một số cơ sở sản xuất giống lớn về trộn với tôm của mình sản xuất hoặc với tôm chợ rồi lại lấy bao bì, nhãnh mác của công ty làm thương hiệu của mình. Một số lượng tôm giống cũng được buôn bán qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc qua cửa khẩu Quảng Ninh về Việt Nam. Hầu hết số lượng này không được kiểm dịch, kiểm soát nên gây thiệt hại cho người nuôi.

Với sự hỗ trợ của Hội ND, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên cùng Công ty TNHH Cường Đại, nhiều hộ ND ở Thái Nguyên đã mua được máy cày theo phương thức trả chậm.

Trước những hậu quả nghiêm trọng do việc sử dụng không đúng cách những hóa chất, kháng sinh trong nghề nuôi tôm, vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 03 và Thông tư số 04 về việc bổ sung Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin vào danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; đồng thời đưa 28 sản phẩm có chứa Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin ra khỏi Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản, thuốc thú y thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

Liên quan đến tình trạng nông dân tự phát đào ao ươm cá tra giống trên đất lúa ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang), ông Lê Văn Hưởng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết: Đã chỉ đạo các ngành chức năng trong tỉnh kiên quyết không để phát sinh thêm việc đào ao ươm cá giống trên đất lúa, nhằm giữ diện tích lúa theo qui hoạch.