Hội Nông Dân Xã Nhân Rộng Vườn Lan

Với ưu thế chỉ cần diện tích sản xuất nhỏ nhưng lợi nhuận gấp 12 lần trồng lúa, nên đến nay TP. HCM đã phát triển được trên 200ha trồng lan.
Để giúp hội viên có vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm, Hội ND xã Quy Đức, huyện Bình Chánh đã vận động các hộ trồng lan thành lập tổ hợp tác (THT).
Ông Ngô Hoàng Long – Chủ tịch Hội ND xã Quy Đức cho biết, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị của thành phố, năm 2012, Hội ND xã lập dự án vay vốn ưu đãi theo Quyết định 36 của UBND thành phố, thành lập THT trồng hoa lan gồm 13 thành viên, với diện tích 2ha.
Không sợ tư thươngép giá
THT chủ yếu trồng lan cắt cành, gồm các loại như: Dendrobium, Mokara, Catleya, Phalaenopsis. Đây là các loại lan cho lợi nhuận cao, trung bình trồng 1.000 cây cho thu 500.000 đồng/tháng, tháng cao điểm thu khoảng 1 triệu đồng. Theo ông Nguyễn Văn Hùng- Tổ trưởng THT trồng lan xã Quy Đức, hoa lan cắt cành từ lúc trồng đến lúc thu hoạch là 5 tháng, năng suất cao nhất trong 2 năm đầu, sau đó giảm dần phải trồng lại. Theo kinh nghiệm của ông Hùng, đầu tư ban đầu cho 1.000m2 trồng lan phải mất 500 triệu đồng, nhờ vay được vốn ưu đãi theo Quyết định 36 ông mới dám phát triển vườn lan.
Ông Hùng cho biết thêm, ngoài đầu tư ban đầu, trồng lan cắt cành chủ yếu là bỏ công chăm sóc, chi phí chỉ khoảng 10%, sau 15 tháng là thu hồi vốn, sau đó bán được bao nhiêu là lãi bấy nhiêu. Nhờ thành lập THT, nên các thành viên có sự liên kết về giá cả, đảm bảo đầu ra vững vàng, không bị tư thương ép giá. Từ ngày thành lập THT đến nay, hầu hết các thành viên trồng lan có thu nhập ổn định, nhiều hộ thu nhập khá cao.
Phù hợp với nông nghiệp đô thị
Ông Hùng cho biết, ông trồng 40.700 cây lan cắt cành và lan chậu trên diện tích 2.000m2, trừ chi phí bình quân hàng tháng, ông lãi trên 30 triệu đồng. Ông đang dự định vay thêm vốn, đầu tư để mở rộng vườn trồng lan cắt cành. Ông Hùng chia sẻ: “Tôi sẽ đầu tư mở rộng thêm 500m2 vườn trồng lan cắt cành. Thu nhập của người dân thành phố ngày càng được cải thiện nên nhu cầu chơi hoa lan ngày một tăng. Hiện nay, lan của tôi không đủ cung ứng cho khách hàng...”.
"Tôi sẽ đầu tư mở rộng thêm 500m2 vườn trồng lan cắt cành. Thu nhập của người dân thành phố ngày càng được cải thiện nên nhu cầu chơi hoa lan ngày một tăng. Hiện nay, lan của tôi không đủ cung ứng cho khách hàng...”.Ông Nguyễn Văn Hùng
Gia đình chị Nguyễn Ngọc Hạnh ở gần nhà ông Hùng cũng có diện tích trồng lan khoảng 2.000m2. Mỗi tháng chị thu trên 30 triệu đồng. Chị Hạnh tâm sự: “Cũng như nhiều hộ ND trong xã, cuộc sống của gia đình tôi trước khi trồng lan thuộc loại trung bình. Nhờ Hội ND xã tạo điều kiện giúp vay vốn ưu đãi và tham gia THT trồng lan, thu nhập của gia đình tôi rất ổn định, gia đình tôi sống khá hơn trước nhiều”.
Ông Ngô Hoàng Long phấn hởi thông tin: “Tất cả 13 thành viên của THT trồng hoa lan đều có cuộc sống khá hơn hồi trồng lúa. Hội đang vận động các hộ trồng lan trong xã tham gia THT trồng lan. Trồng lan là mô hình phù hợp trong điều kiện đất sản xuất ở thành phố ngày một ít. Đây là cây trồng phù hợp với nông nghiệp đô thị, cần có hàm lượng chất xám cao. Hội ND xã đang nhân rộng vườn lan ra nhiều hộ hội viên ND...”.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ với những cột "chà" được làm bằng tre và lá dừa thả chìm dưới đáy biển ngư dân ở các xã bãi ngang ven biển Mộ Đức (Quảng ngãi) đã có thể dụ được cá, mực... vào trú ngụ để đánh bắt. Thả "chà" là một "sáng tạo đặc biệt" của những ngư dân vùng bãi ngang từ bao đời nay.

Hiện toàn huyện Định Quán đang có 148 trang trại, hộ gia đình tham gia nuôi cá sấu với tổng cộng trên 94 ngàn cá thể. Đây là loài động vật hung dữ, vì vậy ngoài việc yêu cầu các hộ chăn nuôi tuân thủ nghiêm ngặt về quy cách chuồng trại, đòi hỏi các ngành chức năng phải có biện pháp để đảm bảo an toàn trong chăn nuôi.

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang yếu thế khi phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu thì sắp tới, ngành này lại phải đối mặt với con sóng lớn khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Đặc biệt, chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất.

Thực hiện dự án bảo tồn và phát triển gà đen, Trạm Khuyến nông huyện Mường Khương đã phối hợp với 40 hộ dân tại thị trấn Mường Khương triển khai mô hình.

Được hỏi về bí quyết làm giàu của mình, ông Bùi Xuân Khôi cười đôn hậu và xòe đôi bàn tay chai sạn, rám nắng nói: “Tất cả là ở đây với cái đầu sáng tạo mà ra thôi”. Ông Khôi là chủ một trong những trang trại bò sữa lớn nhất thôn Suối Thông B2, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, nơi tập trung bò sữa nhiều nhất tỉnh Lâm Đồng. Trang trại trên 20 đầu bò của ông được đánh giá là trang trại hàng đầu trong “làng” bò sữa.