Hội Nông Dân Xã An Ngãi Khuyến Khích Nông Dân Tham Gia Mô Hình Nuôi Cá Mú

Xã An Ngãi (Bà Rịa - Vũng Tàu) hiện có 230ha đất nuôi trồng thủy sản với sản lượng hàng năm đạt hơn 300 tấn hải sản. Tuy nhiên, mấy năm gần đây do nguồn nước bị ô nhiễm đã làm cho tôm bị thiệt hại nặng, khiến người nuôi trồng không mặn mà đầu tư nuôi tôm mà chuyển sang nuôi thử nghiệm giống cá mú.
Kết quả qua 2 vụ nuôi, tỷ lệ sống tương đối cao, thích nghi môi trường nước, đem lại lợi nhuận khá cao cho người nuôi cá mú. Do vậy, năm 2014, Hội Nông dân Xã An Ngãi quyết định chọn mô hình nuôi cá mú để phát động nông dân nuôi trồng thủy sản mở rộng diện tích.
Để tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận được mô hình nuôi cá mú, Hội Nông dân xã An Ngãi lập dự án vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân huyện Long Điền.
Hiện đã có 5 hộ được vay vốn với số tiền là 100 triệu đồng để mua cá giống, giải quyết thêm việc làm mới cho 120 công lao động. Mô hình này hiện đang được Hội Nông dân xã An Ngãi khuyến khích nhân rộng trên địa bàn nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình, góp phần xây dựng xã nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Trong thời gian qua, bệnh “chổi rồng” trên nhãn, đốm nâu trên thanh long, vàng lá trên cây có múi luôn là nỗi ám ảnh đối với người trồng cây ăn trái.

Trong những năm gần đây, cây thanh long được trồng và tăng diện tích khá nhanh trên địa bàn xã Minh Thanh (Nguyên Bình - Cao Bằng), mở ra triển vọng có giá trị kinh tế cao bởi cây dễ trồng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, sản phẩm được thị trường ưa chuộng.

Từ những kết quả của mô hình trồng thử nghiệm do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả triển khai vào năm 2007, cây cam Xã Đoài hiện đang được nhiều địa phương trong tỉnh đưa vào canh tác, hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Vùng gò đồi K4, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, Quảng Trị là vùng chuyên canh cây cam tập trung lớn nhất tỉnh Quảng Trị, có tổng diện tích hơn 10 ha.

Nông dân trong tỉnh Phú Yên vừa thu hoạch xong lúa vụ hè thu năm 2015, năng suất bình quân 65 tạ/ha, cao hơn vụ hè thu năm ngoái 0,3 tạ/ha.