Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội Nông Dân Đức Linh Nhiều Giải Pháp Hỗ Trợ Nông Dân Vươn Lên Làm Giàu Chính Đáng

Hội Nông Dân Đức Linh Nhiều Giải Pháp Hỗ Trợ Nông Dân Vươn Lên Làm Giàu Chính Đáng
Ngày đăng: 12/06/2014

Một giải pháp mang lại hiệu quả cao không thể không nhắc tới, đó là Hội Nông dân huyện Đức Linh đã chủ động phối hợp với các ngành tổ chức các mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, cung ứng cây, con giống nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của hội viên nông dân có cùng nhu cầu sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực để hợp tác.

Trong những năm qua, Hội Nông dân Đức Linh đã xây dựng được nhiều mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả. Điển hình là mô hình trồng, chăm sóc cây tiêu ở xã Đông Hà - Tân Hà, mô hình sản xuất lúa ở xã Đức Tài, chăn nuôi heo ở thị trấn Võ Xu, trồng - chăm sóc cây điều ở Mê Pu, thu mua - chế biến ca cao, chăn nuôi vịt ở Đa Kai...

Các mô hình trên bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, được bà con trong vùng nhân rộng, từ đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là nông dân nông thôn.

Cùng với đó, nhiều đơn vị đã vận dụng tốt các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn, tích cực vận động nông dân tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường, tổ chức liên doanh, liên kết với các công ty, doanh nghiệp. Điển hình có mô hình liên kết lúa ở Đức Tài, Đức Chính, Nam Chính, Mê Pu, Sùng Nhơn…

Bên cạnh đó, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng được các cấp Hội đa dạng hóa với nhiều hình thức. Như vận động các hội viên mạnh dạn đổi mới cách nghĩ, cách làm, khai thác tiềm năng, thế mạnh về vốn, đất đai đầu tư cho sản xuất nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi phù hợp.

Đồng thời, tổ chức cho  hội viên tham quan, tập huấn, học tập các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, kinh nghiệm về cách tổ chức sản xuất và liên kết sản xuất giữa các hộ gia đình trong và ngoài tỉnh. Qua bình xét, đến nay toàn huyện có 2.491 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, trong đó có gần 30 hộ thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.

Trong đó, xuất hiện nhiều hộ đã áp dụng đầu tư có hiệu quả như hộ nông dân Lê Văn Nam ở xã Đông Hà đã đầu tư mô hình trồng tiêu, mở cơ sở bóc tách hạt điều và thu mua nông sản đã giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động. Hay hộ nông dân Vầy Phóng Chánh ở Đa Kai tự tìm hiểu, nghiên cứu kỹ thuật nuôi cá rô đầu vuông sinh sản thành công để cung cấp con giống, cá thương phẩm trong và ngoài huyện…

Một giải pháp nữa mà Hội Nông dân huyện Đức Linh chú trọng đó là nâng cao trình độ cho lực lượng lao động nông thôn. Hội đã tích cực phối hợp tổ chức các hoạt động tư vấn, dạy nghề, tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT mới cho hàng ngàn lượt hội viên.

Qua đó đã giúp nông dân nâng cao kiến thức và ứng dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất đạt hiệu quả. Ngoài ra, Hội cũng xác định hoạt động vay vốn, quỹ hỗ trợ nông dân chính là “bà đỡ” của nông dân. Vì thế, từ các nguồn vốn vay ở Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và vốn quỹ hỗ trợ nông dân đã giúp rất nhiều hộ nông dân được vay vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Càng Xanh Toàn Đực Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Tôm Càng Xanh Toàn Đực Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Đó là kết quả nuôi thử nghiệm tôm càng xanh toàn đực trên địa bàn An Giang trong thời gian gần đây. Tôm càng xanh toàn đực được nghiên cứu bởi Trường đại học Ben Gurion University of the Neveg (Israel). Thời gian nuôi tôm 6 tháng, chi phí sản xuất 1 kg tôm từ 100.000 – 120.000 đồng, trong khi giá bán hiện nay là 225.000 đồng/kg.

14/11/2013
Tiếp Cận Nhiều Chính Sách Hỗ Trợ Tiếp Cận Nhiều Chính Sách Hỗ Trợ

Trong những năm gần đây, nghề khai thác hải sản của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu đã có sự phát triển về tổ chức sản xuất. Đặc biệt, mô hình đánh bắt theo tổ đội, tàu đoàn đã góp phần làm giảm bớt chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm sau đánh bắt.

14/11/2013
Tôm Nuôi Công Nghiệp Phát Triển Mạnh Tôm Nuôi Công Nghiệp Phát Triển Mạnh

Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh gần đây, nhất từ khi Mỹ công nhận Việt Nam không bán chống phá giá tôm vào thị trường này. Làm cho người dân đầu tư đẩy mạnh phong trào nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến.

14/11/2013
Năng Suất Tăng, Dịch Bệnh Giảm Năng Suất Tăng, Dịch Bệnh Giảm

Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước, trong năm 2013, diện tích mặt nước nuôi tôm và các loài thủy sản nước lợ toàn huyện đạt 970 ha, bằng 99,47% kế hoạch năm, tăng 0,32% so với cùng kỳ. Các diện tích nuôi tôm tập trung tại các xã khu Đông của huyện, gồm Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Thuận. Trong đó, diện tích nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh gần 100 ha; nuôi quảng canh cải tiến, nuôi ghép các đối tượng thủy sản khác (tôm, cá, cua, hàu)… theo phương thức thân thiện với môi trường 870 ha.

14/11/2013
Cải Tạo Đàn Bò Địa Phương - Hướng Phát Triển Chăn Nuôi Bền Vững Cải Tạo Đàn Bò Địa Phương - Hướng Phát Triển Chăn Nuôi Bền Vững

Huyện biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp) là địa phương có số lượng đàn bò lớn nhất tỉnh. Những năm qua, huyện đã đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi, vận động người dân chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng tổng đàn.

14/11/2013