Hội Nông Dân Đắk Song Triển Khai Hiệu Quả Nhiều Phong Trào Thi Đua

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKD), đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng là một hoạt động trọng tâm được Hội Nông dân huyện triển khai ngay từ đầu năm, thu hút 3.000 hộ đăng ký thi đua.
Từ phong trào này, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất và có trên 60% số hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, kinh doanh tổng hợp. Các hội viên SXKD giỏi đã phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ những hộ có điều kiện kinh tế khó khăn.
Trong năm, các hội viên SXKD giỏi cùng với các cấp hội đã giúp đỡ được 20 hộ thoát nghèo bằng cách hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm làm ăn… Hội còn chú trọng công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật đến với hội viên, nông dân, tín chấp mua phân trả chậm.
Theo đó, đơn vị đã phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư, Trạm Bảo vệ thực vật và các công ty phân bón mở 60 lớp tập huấn, 153 cuộc hội thảo về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi thu hút gần 7.000 lượt hội viên, nông dân tham gia và đưa gần 1.000 tấn phân bón trả chậm về cho nông dân vay để chăm sóc cây trồng.
Hội đã xây dựng các mô hình như trồng rau an toàn và nuôi heo, hươu, ong tại các xã Thuận Hà, Nam Bình, Đắk Hòa và thị trấn Đức An. Hội Nông dân huyện Đắk Song còn ký kết hợp đồng ủy thác với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cho nông dân vay trên 75 tỷ đồng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, quỹ hỗ trợ nông dân các cấp do hội quản lý trên 1,5 tỷ đồng đã giải quyết cho 52 lượt hội viên vay.
Ngoài ra, phong trào nông dân thi đua xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới cũng được Hội Nông dân huyện Đắk Song triển khai mạnh mẽ. Hội nông dân các cấp đã tuyên truyền cho hội viên, nông dân về bộ 19 tiêu chí trong Chương trình Xây dựng nông thôn mới.
Hội đã vận động nhân dân đóng góp được 2,5 tỷ đồng, hiến nhiều diện tích đất cùng hàng ngàn ngày công lao động và đã làm được 78 km đường giao thông nông thôn, xây mới 3 nhà văn hóa cộng đồng, sửa chữa 7 cầu, cống, 18 phòng học cho các xã, thị trấn.
Trong năm 2014, các cấp hội nông dân của Đắk Song đã đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong cán bộ, hội viên, cũng như thực hiện tốt phong trào nông dân phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Các cấp hội cơ sở phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở tuyên truyền và thu hút 10.610 hộ hội viên, nông dân đăng ký thi đua xây dựng gia đình văn hóa, cùng với các thôn, bon, bản, tổ dân phố văn hóa thi đua thực hiện phong trào này. Các cấp hội đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện như đóng góp ủng hộ quỹ Đền ơn đáp nghĩa, nạn nhân chất độc da cam, bộ đội biên giới, Trường Sa...
Bà Võ Thị Mơ, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đắk Song cho biết: “Trong năm 2014, phong trào và các hoạt động của hội đã có sự đổi mới, tập trung vào các phong trào trọng tâm, đẩy mạnh thi đua từ cấp cơ sở và chú trọng các công tác để thu hút hội viên. Các hoạt động và các phong trào của hội được đẩy mạnh đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện”.
Nguồn bài viết: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/hoi-nong-dan-dak-song-trien-khai-hieu-qua-nhieu-phong-trao-thi-dua-36237.html
Có thể bạn quan tâm

Bấy lâu nay, bà con nông dân xã Tân Thành, phường Tân Thành, TP Cà Mau, chỉ quan tâm đến việc nuôi cá bống tượng, cá chình dưới mặt nước, còn trên bờ liếp ao cá để cỏ mọc hay chỉ trồng lưa thưa các cây ngắn ngày hiệu quả kinh tế thấp, vì trồng cây lâu năm sợ ảnh hưởng đến cá nuôi.

Một ngày nắng gắt cuối tháng 3, chúng tôi về thăm trang trại của chị Phan Thị Hằng ở thôn Tân An, xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Chị Hằng là người được nhiều nông dân ở xã Hải An ngưỡng mộ bởi ý chí vượt khó làm giàu.

Người dân ở các thành thị của Hàn Quốc đang có xu hướng đổ về nông thôn sống và làm việc sau khi nghỉ hưu, khiến đời sống xã hội ở các vùng quê này trở nên đa dạng và khởi sắc.

Theo thống kê của Viện Khoa học nông lâm nghiệp Tây Nguyên, hiện toàn khu vực Tây Nguyên có hơn 450.000ha cà phê, trong đó có 100.000ha già cỗi (trên 20 năm tuổi) cần tái canh.

Gần đây, một số hộ dân ở TP. Bạc Liêu đã tiến hành trồng thử nghiệm cây măng tây. Kết quả cho thấy, măng có năng suất cao, lại được giá, đầu ra ổn định.