Hội Nghị Tổng Kết Xuất Khẩu Tôm Năm 2013

Tính đến hết tháng 11/2013, XK tôm của Việt Nam đạt trên 2,8 tỷ USD và ước tính cả năm 2013 sẽ cán đích trên 3 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2012.
Dự báo năm 2014, XK tôm có thể vẫn duy trì kết quả đạt 3 tỷ USD nếu các vấn đề về con giống, hóa chất kháng sinh được quan tâm và sớm có giải pháp, bởi nguồn cung tôm thế giới có thể sẽ hồi phục do kiểm soát EMS tốt hơn và thị trường NK sẽ lại quan tâm đến kiểm tra chặt chẽ về chất lượng, nhất là hóa chất, kháng sinh.
Chiều 3/1/2014, tại khách sạn Sheraton, TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức Hội nghị Tổng kết xuất khẩu tôm năm 2013. Hội nghị sẽ đánh giá kết quả XK tôm năm 2013, qua đó đặt ra những vấn đề của năm 2014: xu hướng sản xuất tôm nguyên liệu, thị trường NK, những thách thức về chất lượng, thị trường và những giải pháp khắc phục...
Năm 2013, nguồn cung tôm thế giới giảm do dịch bệnh EMS, giá tôm trên thị trường thế giới tăng mạnh, nhu cầu NK tôm chân trắng tăng cao là những yếu tố chính giúp Việt Nam thu được kết quả trên 3 tỷ USD XK tôm.
11 tháng đầu năm 2013, giá trị XK tôm chân trắng đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 107% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 50% tổng giá trị XK tôm, trong khi tôm sú đạt trên 1,2 tỷ USD, chiếm 43,6%, chỉ tăng gần 6%. Giá tôm nguyên liệu tăng cao do sản lượng tôm trong nước cũng như trên thế giới giảm mạnh đã khuyến khích người nuôi tôm đẩy mạnh thả nuôi tôm, đặc biệt là tôm chân trắng.
Tổng diện tích nuôi tôm năm 2013 tăng 1,6% so với năm ngoái ước đạt 666 nghìn ha, tuy nhiên diện tích nuôi tôm chân trắng mở rộng nhanh chóng, từ 42.000 ha ha lên 66.000 ha, sản lượng tăng từ 186.000 tấn lên 273.000 tấn. Tổng sản lượng tôm năm 2013 ước đạt 541.000 tấn, trong đó sản lượng tôm sú đạt 268.000 tấn, giảm 34.000 tấn so với năm 2012.
Năm 2014, EMS sẽ được kiểm soát tốt hơn tại các nước chịu ảnh hưởng nặng nhất như Trung Quốc, Thái Lan và Mexico. Nhờ đó, sản lượng tôm của các nước này sẽ được cải thiện. Nếu dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt, cùng với Indonesia và Ấn Độ, Việt Nam sẽ là 3 nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường thế giới bởi Trung Quốc đang chuyển dần sang trở thành nước NK ròng tôm do nhu cầu trong nước gia tăng.
Tuy nhiên, ngành tôm Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với sự thắt chặt kiểm tra chất lượng từ các thị trường NK, do đó cần sớm kiểm soát chất lượng con giống, hóa chất, kháng sinh, đặc biệt là tình trạng bơm agar vào tôm nguyên liệu đang gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng và uy tín của sản phẩm tôm Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm 2014, huyện Hạ Hòa gieo cấy gần 3.500ha lúa, trong đó diện tích lúa lai chiếm hơn 48%, lúa chất lượng cao 8,76%, còn lại là lúa thuần. Đến thời điểm này, nhiều diện tích lúa đã cho thu hoạch với năng suất ước 54 tạ/ha. Một số cây màu vụ mùa như: Ngô năng suất ước 42 tạ/ha; lạc năng suất ước 16,5 tạ/ha; đậu, đỗ các loại 19,9ha.

Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật, rầy tiếp tục gia tăng mật độ và gây hại mạnh trên các trà lúa giai đoạn ngậm sữa - đỏ đuôi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng gây cháy chòm, cháy ổ từ khoảng ngày 15-9 trở đi. Các huyện cần chú ý: Yên Lập, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Tam Nông, Hạ Hòa, TP Việt Trì...

Đây được xem như một bước đi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản, đặc biệt là với nghề đánh bắt thủy sản xa bờ với những hỗ trợ tích cực trong chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách bảo hiểm, chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác.

Do vậy, để phục hồi ngành này, các ban ngành cần ưu tiên giải quyết những vướng mắc về cơ chế chính sách, đặc biệt là tái cơ cấu lại đội tàu, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Một công bố mới đây của Cục Trồng trọt thuộc Bộ NN-PTNT cho thấy chỉ riêng tiền nhập hạt giống rau các loại, VN chi đến nửa tỉ USD mỗi năm để nhập khẩu từ nước ngoài.