Hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014 các tỉnh phía Bắc
Tham dự Hội nghị có 120 đại biểu là đại diện các đơn vị thuộc Tổng Cục Thủy sản, lãnh đạo các Sở Nông nghiệp, các Chi cục Thủy sản, Trung tâm Thủy sản 11 tỉnh, Hội Nghề cá Việt Nam, một số doanh nghiệp cung ứng giống, thức ăn và chế phẩm sinh học… và các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương, địa phương.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2014 cả nước có 30 tỉnh, thành phố nuôi tôm nươc lợ với diện tích thả nuôi là 699.725 ha, đạt sản lượng 661.074 tấn, riêng 11 tỉnh phía Bắc nuôi với diện tích là 39.312 ha, chiếm 5,6% diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước, đạt sản lượng 49.802 tấn, chiếm 7,5% tổng sản lượng tôm nuôi.
Các tỉnh đạt sản lượng lớn là Nghệ An, Nam Định, Quảng Ninh… So với các tỉnh Nam Trung Bộ và các tỉnh miền Nam, các tỉnh ven biển miền Bắc bị ảnh hưởng thời tiết nhiều (nhiệt độ chệnh lệch cao, lũ, bão…), nên mùa vụ nuôi khác các tỉnh phía Nam, thời gian nuôi ngắn, đối tượng lựa chọn chủ yếu là tôm chân trắng, năng suất nuôi thâm canh bình quân 15 tấn/ha.
Năm 2014 là năm thắng lợi của nuôi tôm nhưng rủi ro vẫn rất lớn. Các bệnh đốm trắng, chết sớm… vẫn đe dọa và là nỗi sợ hãi của người nuôi tôm. Để hạn chế dịch bệnh, hạn chế thiệt hại cho người nuôi tôm, vụ tôm năm 2015, Hội nghị đưa ra một số giải pháp sau:
Một là, về phát triển tôm
- Phát triển vùng nuôi công nghiệp tập trung sử dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
- Ứng dụng rộng rãi nuôi theo Quy phạm VietGAP
- Đẩy mạnh phòng chống dịch bệnh, tăng cường công tác quan trắc cảnh báo môi trường, nhằm hạn chế dịch bệnh
Hai là, về quản lý giống
- Nâng cao chất lượng giống, tiếp tục nghiên cứu chọn giống để chủ động nguồn tôm bố mẹ trong nước
- Thực hiện kiểm tra, truy xuất nguồn gốc tôm bố mẹ tại các nước có xuất khẩu tôm bố mẹ vào Việt Nam
- Tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất và kinh doanh tôm giống, cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường…
Ba là, về khoa học công nghệ
Tiếp tục thực hiện chương trình phát triển giống tôm nước lợ, phấn đấu năm 2015 sản xuất được tôm bố mẹ trong nước phục vụ cho sản xuất.
Bốn là, về khuyến ngư
Xây dựng và phổ biến những mô hình nuôi tôm hiệu quả cao và bền vững, an toàn sinh học tới đông đảo người nuôi tôm, đồng thời tăng cường tập huấn cho ngư dân.
Có thể bạn quan tâm

Theo Matthew Briggs, cố vấn nuôi trồng thủy sản của công ty Ridley Aquafeed với hơn chục năm kinh nghiệm trong ngành tôm Đông Nam Á, thiếu hụt do Hội chứng EMS khắp châu Á nhiều khả năng sẽ kéo dài ít nhất trong vài năm tới, thậm chí “có thể lâu hơn”

Thời gian qua, dịch bệnh trên các loài thủy sản nuôi liên tiếp diễn ra khiến nhiều hộ nuôi lao đao. Không chỉ gây nên thiệt hại về kinh tế, dịch bệnh còn khiến tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Tôm là một trong những loài thủy sản được nuôi phổ biến do mang lại giá trị cao.

Theo kết quả khảo sát vào đầu năm 2013 của Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu về tỷ lệ hao hụt của lươn nuôi từ nguồn giống khai thác tự nhiên ở địa bàn xã Tân An thuộc thị xã Tân Châu cho thấy: Tỷ lệ hao hụt trung bình của lươn nuôi ở các mô hình nuôi lươn thương phẩm là: 59,27% .

Trong những năm qua, ngành Thuỷ sản Vân Đồn (Quảng Ninh) có những bước phát triển mạnh. Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản hàng năm đều đạt ở mức cao. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nuôi nhuyễn thể, đã trở thành thế mạnh phát triển kinh tế của huyện Vân Đồn.

Việc nuôi bò không chỉ có 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang), mà ngay cả vùng đầu nguồn, các huyện cù lao và ven sông Hậu cũng phát triển mạnh. Mô hình “2b” (trồng bắp và nuôi bò) trở nên phổ biến, khi nông dân tận dụng phụ phẩm trồng trọt để chăn nuôi, vừa giải quyết việc làm, vừa tăng thu nhập cho gia đình ở nông thôn.