Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014 các tỉnh phía Bắc

Hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014 các tỉnh phía Bắc
Ngày đăng: 02/05/2015

Tham dự Hội nghị có 120 đại biểu là đại diện các đơn vị thuộc Tổng Cục Thủy sản, lãnh đạo các Sở Nông nghiệp, các Chi cục Thủy sản, Trung tâm Thủy sản 11 tỉnh, Hội Nghề cá Việt Nam, một số doanh nghiệp cung ứng giống, thức ăn và chế phẩm sinh học… và các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương, địa phương.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2014 cả nước có 30 tỉnh, thành phố nuôi tôm nươc lợ với diện tích thả nuôi là 699.725 ha, đạt sản lượng 661.074 tấn, riêng 11 tỉnh phía Bắc nuôi với diện tích là 39.312 ha, chiếm 5,6% diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước, đạt sản lượng 49.802 tấn, chiếm 7,5% tổng sản lượng tôm nuôi.

Các tỉnh đạt sản lượng lớn là Nghệ An, Nam Định, Quảng Ninh… So với các tỉnh Nam Trung Bộ và các tỉnh miền Nam, các tỉnh ven biển miền Bắc bị ảnh hưởng thời tiết nhiều (nhiệt độ chệnh lệch cao, lũ, bão…), nên mùa vụ nuôi khác các tỉnh phía Nam, thời gian nuôi ngắn, đối tượng lựa chọn chủ yếu là tôm chân trắng, năng suất nuôi thâm canh bình quân 15 tấn/ha.

Năm 2014 là năm thắng lợi của nuôi tôm nhưng rủi ro vẫn rất lớn. Các bệnh đốm trắng, chết sớm… vẫn đe dọa và là nỗi sợ hãi của người nuôi tôm. Để hạn chế dịch bệnh, hạn chế thiệt hại cho người nuôi tôm, vụ tôm năm 2015, Hội nghị đưa ra một số giải pháp sau:

Một là, về phát triển tôm

- Phát triển vùng nuôi công nghiệp tập trung sử dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

- Ứng dụng rộng rãi nuôi theo Quy phạm VietGAP

- Đẩy mạnh phòng chống dịch bệnh, tăng cường công tác quan trắc cảnh báo môi trường, nhằm hạn chế dịch bệnh

Hai là, về quản lý giống

- Nâng cao chất lượng giống, tiếp tục nghiên cứu chọn giống để chủ động nguồn tôm bố mẹ trong nước

- Thực hiện kiểm tra, truy xuất nguồn gốc tôm bố mẹ tại các nước có xuất khẩu tôm bố mẹ vào Việt Nam

- Tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất và kinh doanh tôm giống, cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường…

Ba là, về khoa học công nghệ

Tiếp tục thực hiện chương trình phát triển giống tôm nước lợ, phấn đấu năm 2015 sản xuất được tôm bố mẹ trong nước phục vụ cho sản xuất.

Bốn là, về khuyến ngư

Xây dựng và phổ biến những mô hình nuôi tôm hiệu quả cao và bền vững, an toàn sinh học tới đông đảo người nuôi tôm, đồng thời tăng cường tập huấn cho ngư dân.


Có thể bạn quan tâm

Quýt Đường Gặp Khó Quýt Đường Gặp Khó

Chưa năm nào người trồng quýt đường ở Hậu Giang gặp khó khăn như hiện nay: Giá cả giảm liên tục, thương lái ép giá, sâu bệnh hoành hành, giá cả phân bón, thuốc BVTV tăng cao…

03/11/2014
Đô Lương (Nghệ An) Chủ Động Giống Cá Vụ 3 Đô Lương (Nghệ An) Chủ Động Giống Cá Vụ 3

Sau 10 năm, nuôi cá vụ 3 đã trở thành phong trào phát triển mạnh ở các địa phương như Đô Lương, Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Diễn Châu và Yên Thành (Nghệ An) vì góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, do nguồn cung giống thiếu nên nhiều năm cá giống bị “cháy hàng”.

03/11/2014
Xây Dựng Các Giải Pháp Phòng, Chống Dịch Bệnh Đốm Trắng Và Hoại Tử Gan Tụy Cấp Trên Tôm Xây Dựng Các Giải Pháp Phòng, Chống Dịch Bệnh Đốm Trắng Và Hoại Tử Gan Tụy Cấp Trên Tôm

Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, theo số liệu báo cáo của các địa phương, từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng. Trung bình hàng năm dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại; dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tuy có giảm về diện tích, nhưng tăng về phạm vi (số xã, huyện, tỉnh) có dịch bệnh

03/11/2014
Cá Kèo Rớt Giá Còn 40.000 - 50.000/kg Cá Kèo Rớt Giá Còn 40.000 - 50.000/kg

Giá cá kèo giảm so với cùng kỳ năm 2013 từ 15.000 - 20.000 đồng/ký. Trong khi đó, giá thức ăn cho cá hiện ở mức khá cao (từ 14.800 - 16.000 đồng/kg). Do giá thức ăn cao, nên người nuôi cá không có lãi, một số hộ còn bị lỗ.

03/11/2014
Quỳnh Lưu (Nghệ An) Được Mùa Tôm Quỳnh Lưu (Nghệ An) Được Mùa Tôm

Xã Quỳnh Bảng có 186,2 ha nuôi tôm, trong đó vùng nuôi tôm công nghiệp 100 ha; vùng HTX Lộc Thuỷ 86,2 ha, lớn nhất huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Nuôi tôm vụ 2 đạt 70% diện tích. Ông Hoàng Xuân Tin, xóm Mai Giang, Quỳnh Bảng không giấu nổi niềm vui khi thành công của vụ 2 đã ăn chắc.

03/11/2014