Hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014 các tỉnh phía Bắc
Tham dự Hội nghị có 120 đại biểu là đại diện các đơn vị thuộc Tổng Cục Thủy sản, lãnh đạo các Sở Nông nghiệp, các Chi cục Thủy sản, Trung tâm Thủy sản 11 tỉnh, Hội Nghề cá Việt Nam, một số doanh nghiệp cung ứng giống, thức ăn và chế phẩm sinh học… và các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương, địa phương.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2014 cả nước có 30 tỉnh, thành phố nuôi tôm nươc lợ với diện tích thả nuôi là 699.725 ha, đạt sản lượng 661.074 tấn, riêng 11 tỉnh phía Bắc nuôi với diện tích là 39.312 ha, chiếm 5,6% diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước, đạt sản lượng 49.802 tấn, chiếm 7,5% tổng sản lượng tôm nuôi.
Các tỉnh đạt sản lượng lớn là Nghệ An, Nam Định, Quảng Ninh… So với các tỉnh Nam Trung Bộ và các tỉnh miền Nam, các tỉnh ven biển miền Bắc bị ảnh hưởng thời tiết nhiều (nhiệt độ chệnh lệch cao, lũ, bão…), nên mùa vụ nuôi khác các tỉnh phía Nam, thời gian nuôi ngắn, đối tượng lựa chọn chủ yếu là tôm chân trắng, năng suất nuôi thâm canh bình quân 15 tấn/ha.
Năm 2014 là năm thắng lợi của nuôi tôm nhưng rủi ro vẫn rất lớn. Các bệnh đốm trắng, chết sớm… vẫn đe dọa và là nỗi sợ hãi của người nuôi tôm. Để hạn chế dịch bệnh, hạn chế thiệt hại cho người nuôi tôm, vụ tôm năm 2015, Hội nghị đưa ra một số giải pháp sau:
Một là, về phát triển tôm
- Phát triển vùng nuôi công nghiệp tập trung sử dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
- Ứng dụng rộng rãi nuôi theo Quy phạm VietGAP
- Đẩy mạnh phòng chống dịch bệnh, tăng cường công tác quan trắc cảnh báo môi trường, nhằm hạn chế dịch bệnh
Hai là, về quản lý giống
- Nâng cao chất lượng giống, tiếp tục nghiên cứu chọn giống để chủ động nguồn tôm bố mẹ trong nước
- Thực hiện kiểm tra, truy xuất nguồn gốc tôm bố mẹ tại các nước có xuất khẩu tôm bố mẹ vào Việt Nam
- Tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất và kinh doanh tôm giống, cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường…
Ba là, về khoa học công nghệ
Tiếp tục thực hiện chương trình phát triển giống tôm nước lợ, phấn đấu năm 2015 sản xuất được tôm bố mẹ trong nước phục vụ cho sản xuất.
Bốn là, về khuyến ngư
Xây dựng và phổ biến những mô hình nuôi tôm hiệu quả cao và bền vững, an toàn sinh học tới đông đảo người nuôi tôm, đồng thời tăng cường tập huấn cho ngư dân.
Có thể bạn quan tâm

Trở về từ chiến trường Campuchia sau năm 1982, anh Phạm Hiền ở thôn Tân Hòa, xã Hòa Sơn (Ninh Sơn), chỉ có hai bàn tay trắng nay đã có một cơ ngơi khá giả, là một trong những tấm gương điển hình của địa phương vươn lên thoát nghèo, làm kinh tế giỏi.

Công ty TNHH một thành viên Phúc Toàn Đức (xã Phú Hòa, huyện Định Quán, Đồng Nai) được thành lập từ tháng 8/2012. Hiện, doanh nghiệp đang đầu tư cho hàng chục nông dân ở xã Phú Hòa tham gia mô hình chăn nuôi cá - ếch - rắn, mang lại thu nhập cao.

Tính đến thời điểm này, nông dân huyện Cái Nước (Cà Mau) đã thả nuôi được hơn 700 ha tôm nuôi công nghiệp, đạt gần 90% chỉ tiêu kế hoạch năm, năng suất đạt trung bình từ 6 đến 6,5 tấn/ha. Cá biệt có một số hộ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và thả nuôi đúng lịch thời vụ, năng suất đạt hơn 7 tấn/ha.

Hiện Chính phủ đang thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại 20 tỉnh thành và sẽ kết thúc vào tháng 6-2014. Tuy nhiên, với tình trạng trục lợi bảo hiểm xảy ra trong thời gian qua thì khả năng sau thời gian này bảo hiểm nông nghiệp khó có thể trở thành một kênh để hỗ trợ người dân.

Theo Chi cục Thú y: đợt dịch heo tai xanh xảy ra trên địa bàn tỉnh Đak Lak vừa qua đã gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi. Đã có 13 huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện Lak và Krông Bông) với 115 xã, 707 thôn, 2.287 hộ có dịch heo tai xanh.