Hội nghị tổng kết mô hình nuôi lươn đồng trong bể xi măng không bùn

Tham dự hội thảo có ông Lê Trung Kiên - Phó Giám đốc Trung tâm, lãnh đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Lão; Trạm Khuyến nông Khuyến ngư An Lão; và các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện An Lão.
Với diện tích nuôi 600m2, mật độ thả 100 con/m2, cỡ giống thả có 2 cỡ, gồm: 4.000 con lươn loại 1 cỡ 8 - 10 g/con; 2.000 con lươn loại 2 cỡ 2 25 - 35 g/con
. Sau hơn 4 tháng nuôi loại 1 đạt 30 - 70 g/con, tỷ lệ sống đạt 76%, hệ số thức ăn 4.3, năng suất ước đạt 152kg; loại 2 đạt 100 - 170 g/con, tỷ lệ sống đạt 80%, hệ số thức ăn 3,7, năng suất 232kg, lãi thuần 43.400.000 đồng
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận rất sôi nổi về tính ưu việt của mô hình như công trình nuôi đơn giản, chi phí thấp, dễ đầu tư, phù hợp theo điều kiện, khả năng đầu tư của nhiều đối tượng nông, ngư dân.
Mô hình nuôi lươn trong bể xi măng không bùn đã thành công, mang lại lợi nhuận cao lên đến 44%, đạt và vượt các chỉ tiêu yêu cầu đặt ra, mở ra một hướng đi mới góp phần vào công cuộc đổi mới, phát triển cho nông nghiệp nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Do đó, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Thuận phối hợp Phòng Kinh tế - Hạ tầng Tánh Linh đã triển khai xây dựng mô hình nuôi cá đầu vuông trên địa bàn huyện.

Nuôi chim cút ấp trứng không chỉ giúp gia đình chị Phạm Thị Kim Điệp (ấp Phước Tân 2, xã Tân Hưng, TP.Bà Rịa) thoát nghèo mà còn vươn lên làm, giàu, trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Từ ngày 8 đến 10-7-2014, Đoàn công tác huyện do bà Phạm Thị Thanh Nga - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri làm trưởng đoàn phối hợp với lãnh đạo xã An Hiệp tổ chức lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hộ dân nuôi tôm trong vùng nước ngọt (ngoài quy hoạch).

Trên 5 công đất lúa, nông dân Lê Văn Danh (ấp An Nhơn, xã Lương Phi, Tri Tôn, An Giang) thử nghiệm chuyển đổi trồng đậu nành, với 4 loại giống triển vọng: VĐ19, HLĐN29, HL07-15, 17A. Sau 3 tháng canh tác, ông Danh thu hoạch được 200 kg/công, bán 17.000 đồng/kg, thu lợi nhuận gần 1,7 triệu đồng/công.

Những năm gần đây, Bến Tre là một trong những tỉnh được đánh giá có mức tăng trưởng khá ổn định về sản xuất ca cao. Tuy nhiên, sản xuất ca cao cũng gặp nhiều khó khăn: qui mô sản xuất nhỏ lẻ theo hộ gia đình, diện tích manh mún, thiếu tính đồng bộ về chăm sóc, đầu tư, kỹ thuật canh tác, thị trường tiêu thụ luôn chịu áp lực cạnh tranh với các cây trồng khác.