Hội nghị tổng kết mô hình nuôi lươn đồng trong bể xi măng không bùn

Tham dự hội thảo có ông Lê Trung Kiên - Phó Giám đốc Trung tâm, lãnh đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Lão; Trạm Khuyến nông Khuyến ngư An Lão; và các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện An Lão.
Với diện tích nuôi 600m2, mật độ thả 100 con/m2, cỡ giống thả có 2 cỡ, gồm: 4.000 con lươn loại 1 cỡ 8 - 10 g/con; 2.000 con lươn loại 2 cỡ 2 25 - 35 g/con
. Sau hơn 4 tháng nuôi loại 1 đạt 30 - 70 g/con, tỷ lệ sống đạt 76%, hệ số thức ăn 4.3, năng suất ước đạt 152kg; loại 2 đạt 100 - 170 g/con, tỷ lệ sống đạt 80%, hệ số thức ăn 3,7, năng suất 232kg, lãi thuần 43.400.000 đồng
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận rất sôi nổi về tính ưu việt của mô hình như công trình nuôi đơn giản, chi phí thấp, dễ đầu tư, phù hợp theo điều kiện, khả năng đầu tư của nhiều đối tượng nông, ngư dân.
Mô hình nuôi lươn trong bể xi măng không bùn đã thành công, mang lại lợi nhuận cao lên đến 44%, đạt và vượt các chỉ tiêu yêu cầu đặt ra, mở ra một hướng đi mới góp phần vào công cuộc đổi mới, phát triển cho nông nghiệp nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Tốt nghiệp cử nhân kinh tế nhưng Vương Đình Hiếu và Mai Thị Lê (đều sinh năm 1990) không nộp đơn xin việc làm với chuyên ngành đã học mà lập trại nuôi thỏ tại xã Bình Nam (Thăng Bình - Quảng Nam).

Thời tiết bất thường, dịch bệnh hay xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm nên nhiều hộ chăn nuôi trong tỉnh Đồng Nai phải dùng thuốc kháng sinh để phòng trị bệnh. Đây chỉ là giải pháp tạm thời không được khuyến khích.

Ngày 27/11/2013, tại Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố đã tổ chức buổi họp báo "Hội thi – Triển lãm Bò sữa Thành phố Hồ Chí Minh lần IV - năm 2013". Được biết, hiện nay tổng số lượng bò sữa của TP khoảng 90.000 con, với chu kỳ cho sữa trung bình hàng năm là 6000 lít/con/chu kỳ cho sữa.

Cách đây gần 10 năm, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã quy hoạch, phát triển khu chăn nuôi tập trung với diện tích hơn 50ha.

Nghi Long (Nghi Lộc - Nghệ An) là địa phương vốn có truyền thống trồng lạc thương phẩm, nhưng từ khi tham gia liên minh sản xuất và tiêu thụ lạc giống thuộc “dự án cạnh tranh nông nghiệp”, bà con ở đây không chỉ có thêm thu nhập mà mở ra hướng làm ăn mới.