Hội Nghị Tổng Kết Mô Hình Cá Diêu Hồng Trong Lồng

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) Vĩnh Phúc đã tổ chức Hội nghị Tổng kết mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng tại xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên.
Tham dự Hội nghị có đại diện Sở Nông nghiệp & PTNT, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Vĩnh Phúc, đại diện các ban ngành địa phương và nông dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Năm 2014, từ nguồn kinh phí khuyến nông Trung ương, Trung tâm KNKN Vĩnh Phúc phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Bình Xuyên triển khai mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng từ tháng 4 - 10/2014, với quy mô 10.000 con/100 m3 lồng, cỡ cá giống khi thả là 240 con/kg.
Đến nay, sau 05 tháng nuôi, cá diêu hồng đạt trọng lượng từ 600 - 1.000 g/con, tỷ lệ sống đạt 80%. Hoạch toán kinh tế tính trên 100 m3, sản lượng đạt 6,4 tấn, với giá bán 45.000 đồng/kg, sau khi sau khi trừ chi phí, người nuôi lãi trên 80 triệu đồng.
Ông Đê, một trong những hộ tham gia mô hình cho biết: “Trước đây gia đình không dám đầu tư nuôi thâm canh cá do mỗi khi có bão về, mực nước sông dâng nhanh, cá thất thoát nhiều. Từ khi có lồng nuôi cá, nước lên cao bao nhiêu thì lồng lại nổi lên bấy nhiêu, cá không bị thất thoát, nên gia đình rất yên tâm đầu tư.
Hơn nữa, nuôi cá trong lồng dễ quản lý hơn, có thể nuôi với mật độ cao mà cá hầu như không có dịch bệnh, lại lớn nhanh. Qua mô hình năm nay và được sự hướng dẫn của các cán bộ khuyến nông, sang năm gia đình tôi sẽ đầu tư nuôi thêm nhiều loại cá có giá trị khác để nâng cao hiệu quả kinh tế”.
Hiệu quả bước đầu của mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng tại xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, đã góp phần tận dụng được diện tích mặt nước của các hồ chứa lớn, khắc phục tình trạng thất thoát cá do ngập lụt; đồng thời giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, năng suất lúa toàn tỉnh gần như đã kịch trần về năng suất cả ở vụ xuân và vụ mùa, do đó việc chuyển đổi cơ cấu giống là một trong những giải pháp để giúp bà con nông dân nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác.

Các loại hoa quả sẽ được trồng thêm gồm bưởi Năm Roi, bưởi da xanh; cam sành; xoài cát Hòa Lộc; sầu riêng cơm vàng hạt lép Chín Hóa, Ri 6; măng cụt; thanh long và vú sữa Lò Rèn.

Nhờ đột phá chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông Nguyễn Văn Đông (60 tuổi) ở ấp Trường Đức, xã Trường Đông, huyện Hòa Thành, Tây Ninh đã có thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.

Với sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ nông dân (T.Ư Hội NDVN), nông dân vùng cao Yên Sơn (Tuyên Quang) bắt đầu làm quen với nuôi gà theo hướng an toàn sinh học. Ngay lứa đầu tiên, hiệu quả của mô hình đã được khẳng định.

Hình thành hợp tác xã (HTX) chăn nuôi, trồng trọt, đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, phát triển cây con đặc sản... là những giải pháp đang được TP.Hà Nội ưu tiên thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của địa phương...