Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội Nghị Tổng Kết Mô Hình Cá Diêu Hồng Trong Lồng

Hội Nghị Tổng Kết Mô Hình Cá Diêu Hồng Trong Lồng
Ngày đăng: 13/10/2014

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) Vĩnh Phúc đã tổ chức Hội nghị Tổng kết mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng tại xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên.

Tham dự Hội nghị có đại diện Sở Nông nghiệp & PTNT, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Vĩnh Phúc, đại diện các ban ngành địa phương và nông dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Năm 2014, từ nguồn kinh phí khuyến nông Trung ương, Trung tâm KNKN Vĩnh Phúc phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Bình Xuyên triển khai mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng từ tháng 4 - 10/2014, với quy mô 10.000 con/100 m3 lồng, cỡ cá giống khi thả là 240 con/kg.

Đến nay, sau 05 tháng nuôi, cá diêu hồng đạt trọng lượng từ 600 - 1.000 g/con, tỷ lệ sống đạt 80%. Hoạch toán kinh tế tính trên 100 m3, sản lượng đạt 6,4 tấn, với giá bán 45.000 đồng/kg, sau khi sau khi trừ chi phí, người nuôi lãi trên 80 triệu đồng.

Ông Đê, một trong những hộ tham gia mô hình cho biết: “Trước đây gia đình không dám đầu tư nuôi thâm canh cá do mỗi khi có bão về, mực nước sông dâng nhanh, cá thất thoát nhiều. Từ khi có lồng nuôi cá, nước lên cao bao nhiêu thì lồng lại nổi lên bấy nhiêu, cá không bị thất thoát, nên gia đình rất yên tâm đầu tư.

Hơn nữa, nuôi cá trong lồng dễ quản lý hơn, có thể nuôi với mật độ cao mà cá hầu như không có dịch bệnh, lại lớn nhanh. Qua mô hình năm nay và được sự hướng dẫn của các cán bộ khuyến nông, sang năm gia đình tôi sẽ đầu tư nuôi thêm nhiều loại cá có giá trị khác để nâng cao hiệu quả kinh tế”.

Hiệu quả bước đầu của mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng tại xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, đã góp phần tận dụng được diện tích mặt nước của các hồ chứa lớn, khắc phục tình trạng thất thoát cá do ngập lụt; đồng thời giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Mùa nước nổi, cua đồng vẫn khan hàng Mùa nước nổi, cua đồng vẫn khan hàng

Hiện nhiều vựa cua trên địa bàn An Giang và Đồng Tháp lo lắng do lũ kém, mưa ít nên sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường nên luôn sốt giá.

07/09/2015
Tăng cường quản lý, sản xuất nuôi cá tra năm 2015 Tăng cường quản lý, sản xuất nuôi cá tra năm 2015

Hiện nay, lũ đầu nguồn sông MeKong bắt đầu lên cao, biên độ nhiệt độ ngày đêm cao tạo điều kiện cho dịch bệnh trên cá tra phát triển như bệnh: xuất huyết, gan thận mủ, ký sinh trùng….

07/09/2015
Cái khó của những hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở huyện Trần Đề Cái khó của những hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở huyện Trần Đề

Theo kế hoạch năm 2015, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) sẽ thả nuôi 5.700 ha thủy sản các loại, trong đó có 4.100 ha nuôi tôm nước lợ. Tính đến cuối tháng 8, toàn huyện đã thả nuôi 4.290 ha tôm sú và tôm thẻ, vượt kế hoạch hơn 190 ha, do có một phần diện tích bà con thả nuôi ngoài vùng quy hoạch, tập trung nhiều ở xã Tài Văn và Đại Ân 2.

07/09/2015
Phát triển mô hình lúa cá theo hướng thâm canh Phát triển mô hình lúa cá theo hướng thâm canh

Mô hình kết hợp lúa - cá là giải pháp bền vững nhằm giảm ô nhiễm môi trường, duy trì môi trường sinh thái tự nhiên, tạo ra sản phẩm cá và lúa sạch cung cấp cho thị trường. Đặc biệt, mô hình đã giúp bà con nông dân vùng trũng, vùng lũ chuyển dịch sản xuất, nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, hiện nay mô hình này đa phần được bà con nuôi dưới hình thức quảng canh, cơ sở hạ tầng vùng sản xuất yếu và thiếu, con giống, đầu ra sản phẩm còn nhiều bất cập…

07/09/2015
Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ

Theo báo cáo của các địa phương, trong 7 tháng đầu năm 2015, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là trên 21.000ha, gây tổn thất lớn về kinh tế của người nuôi và ngân sách nhà nước; người nuôi còn lạm dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong phòng, chống, trị bệnh cho tôm dẫn đến một số nước đã ngừng hoặc cảnh báo tôm Việt Nam có dư lượng kháng sinh vượt giới hạn cho phép.

07/09/2015