Hội Nghị Liên Kết Giữa Doanh Nghiệp Sản Xuất Giống Với Người Nuôi Tôm

Sau thời gian triển khai các phần việc, phương án trong các chuỗi liên kết, sáng 15/10, Sở NN&PTNT Cà Mau tiến hành hội nghị "Liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất giống với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau".
Hội nghị liên kết có sự tham gia của 14 tổ hợp tác, hợp tác xã trong tỉnh và 11 doanh nghiệp sản xuất tôm giống trong và ngoài tỉnh. Sau khi gặp gỡ, trao đổi, thống nhất, các bên tiến hành ký các hợp đồng liên kết, nhằm cung cấp tôm giống có thương hiệu uy tín, chất lượng đảm bảo, kèm theo một số chính sách ưu đãi hỗ trợ người nuôi tôm mang tính ổn định lâu dài, góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất.
Hiện nay, diện tích nuôi tôm của tỉnh hơn 266.000ha. Chỉ tính riêng năm 2013, toàn tỉnh cần từ 16 đến 18 tỷ con giống để phục vụ sản xuất, nhưng về cơ bản Cà Mau chỉ đáp ứng trên 40% nhu cầu thả nuôi; trong khi năng lực và tiềm năng trên lĩnh vực này là rất lớn. Chính vì vậy, hội nghị liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất giống với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh là cơ hội mở ra hướng đi mới, góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất.
Sau khi triển khai, thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất giống với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh có hiệu quả, Sở NN&PTNT tỉnh sẽ nhân rộng về quy mô và phạm vi đối với mối liên kết này; đồng thời, tiếp tục tổ chức cho các liên kết còn lại trong chuỗi sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Do thiếu vốn đầu tư chăm sóc vườn cà-phê nên nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở bon Sê rê Ú, xã Ðác Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Ðác Nông đã vay vốn bên ngoài với lãi suất khá cao để chăm sóc. Nay đến hạn trả nợ cả gốc lẫn lãi, mặc dù giá cà-phê đang ở mức thấp nhưng cũng đành phải bán để lấy tiền trả nợ nên họ lâm vào cảnh trắng tay, cuộc sống hết sức khó khăn, điêu đứng.

Hợp tác xã Nông nghiệp Yên Phú, xã Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên là một trong những đơn vị sản xuất rau an toàn (RAT) theo dự án “Nâng cao năng lực quản lý ngành trồng trọt nhằm cải thiện sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng”.

Vào thời điểm này, người dân vùng nuôi tôm Bạc Liêu đang cải tạo ao đầm, sẵn sàng cho vụ nuôi mới. Theo đó, công tác quản lý chất lượng giống, thuốc thú y thủy sản được Chi cục Thú y tỉnh chú trọng nhằm không để con giống kém chất lượng và thuốc, hóa chất giả lưu hành trên địa bàn gây rủi ro, thiệt hại cho người nuôi.

Tình hình tiêu thụ tôm trong năm 2013 tương đối thuận lợi, người nuôi có lợi nhuận từ 70 - 200 triệu đồng/ha.

Thời điểm này không phải là mùa ghẹ, nhưng sau mỗi chuyến ra khơi, mỗi ngư dân có thu nhập từ 300.000 đến 400.000 đồng, nhờ giá ghẹ tăng cao và đánh bắt được nhiều.