Hội Nghị Liên Kết Giữa Doanh Nghiệp Sản Xuất Giống Với Người Nuôi Tôm

Sau thời gian triển khai các phần việc, phương án trong các chuỗi liên kết, sáng 15/10, Sở NN&PTNT Cà Mau tiến hành hội nghị "Liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất giống với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau".
Hội nghị liên kết có sự tham gia của 14 tổ hợp tác, hợp tác xã trong tỉnh và 11 doanh nghiệp sản xuất tôm giống trong và ngoài tỉnh. Sau khi gặp gỡ, trao đổi, thống nhất, các bên tiến hành ký các hợp đồng liên kết, nhằm cung cấp tôm giống có thương hiệu uy tín, chất lượng đảm bảo, kèm theo một số chính sách ưu đãi hỗ trợ người nuôi tôm mang tính ổn định lâu dài, góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất.
Hiện nay, diện tích nuôi tôm của tỉnh hơn 266.000ha. Chỉ tính riêng năm 2013, toàn tỉnh cần từ 16 đến 18 tỷ con giống để phục vụ sản xuất, nhưng về cơ bản Cà Mau chỉ đáp ứng trên 40% nhu cầu thả nuôi; trong khi năng lực và tiềm năng trên lĩnh vực này là rất lớn. Chính vì vậy, hội nghị liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất giống với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh là cơ hội mở ra hướng đi mới, góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất.
Sau khi triển khai, thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất giống với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh có hiệu quả, Sở NN&PTNT tỉnh sẽ nhân rộng về quy mô và phạm vi đối với mối liên kết này; đồng thời, tiếp tục tổ chức cho các liên kết còn lại trong chuỗi sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Với kinh nghiệm 15 năm về nuôi và kinh doanh cá nước ngọt, mới đây anh Trần Danh Tựa, thôn 1, xã Trà Tân, huyện Đức Linh (Bình Thuận) đã thực hiện thành công mô hình ương giống cá rô phi đơn tính, mang lại lợi nhuận khá cao...

Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.

Tình trạng đình trệ thi công nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học tại Phú Thọ đang khiến hàng trăm hộ nông dân của vùng nguyên liệu trồng sắn rơi vào cảnh bấp bênh khi thiếu đầu ra tiêu thụ.

Theo lãnh đạo UBND xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), trên địa bàn xã có 11 hộ ở ấp 5 bị tình trạng “bắp không hạt” với diện tích gần 4 hécta.

Những năm gần đây, nông dân xã Tân Phong (Cai Lậy, Tiền Giang) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật xử lý chôm chôm ra hoa trái vụ, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Huỳnh Văn Chiến ở ấp Tân Luông A.