Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội Nghị Lần Thứ 9 Về Bệnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Khu Vực Châu Á

Hội Nghị Lần Thứ 9 Về Bệnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Khu Vực Châu Á
Ngày đăng: 26/11/2014

Được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Thú y phối hợp với Ban Bệnh học thủy sản và Cộng đồng thủy sản châu Á tổ chức Hội nghị lần thứ 9 về bệnh trong nuôi trồng thủy sản khu vực châu Á (DAA9).

Ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự và chỉ đạo hội nghị. Chủ trì hội nghị, Tiến sỹ Chadag Mohan- Đại diện Ban Bệnh học thủy sản và cộng đồng thủy sản châu Á, Ông Lê Thanh Liêm - Phó chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh. Dự Hội nghị còn có đại diện Tổng cục thủy sản, lãnh đạo Cục Thú y, các nhà khoa học, nhà quản lý, các doanh nghiệp và sinh viên nuôi trồng thủy sản và thú y thủy sản ở khắp các nước châu Á và một số nước trên thế giới.

Diễn ra trong 05 ngày (từ 24 - 28/11/2014), Hội nghị được nghe 99 báo cáo chuyên đề về tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản và các nghiên cứu về phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản tại châu Á và các nước trên thế giới từ các diễn giả trong và ngoài nước.

Phát biều chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đánh giá cao vai trò của Hội nghị đối với sự phát triển nuôi trồng thủy sản chấu Á và thế giới, trong đó có Việt Nam. Hội nghị DAA9 là cơ hội rất tốt để các nhà quản lý, nhà khoa học, các doanh nghiệp, sinh viên học ngành nuôi trồng thủy sản và thú y thủy sản trong khu vực châu Á và trên thế giới chia sẻ những kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học, hữu ích trong công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản. Đồng thời, đây cũng là cơ hội lớn để các doanh nghiệp quảng bá về các hoạt động nuôi trồng, kinh doanh thủy sản, sản phẩm thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản và khoa học công nghệ trong thú y thủy sản.

Thông qua Hội nghị, các đối tác Việt Nam và quốc tế có điều kiện mở rộng mối quan hệ hợp tác nghiên cứu, thị trường kinh doanh thủy sản, sản phẩm thủy sản, thuốc thú y thủy sản… nhằm mục đích thúc đấy ngành nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, bền vững và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nguồn bài viết: http://www.fistenet.gov.vn/e-nuoi-trong-thuy-san/phong-chong-dich-benh/hoi-nghi-lan-thu-9-ve-benh-trong-nuoi-trong-thuy-san-khu-vuc-chau-a/


Có thể bạn quan tâm

Nhộn Nhịp Tàu Cá Vươn Ra Trường Sa Nhộn Nhịp Tàu Cá Vươn Ra Trường Sa

Sáng 5.2 (tức mùng 6 Tết Giáp Ngọ), hàng trăm chiếc tàu thuyền của ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ gồm Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa... đã mở biển, bắt đầu cho mùa khai thác năm mới trên ngư trường Trường Sa.

21/02/2014
Bùn Thải Từ Xử Lý Nước Thải Chế Biến Thủy Sản Không Thuộc Danh Mục Chất Thải Nguy Hại Bùn Thải Từ Xử Lý Nước Thải Chế Biến Thủy Sản Không Thuộc Danh Mục Chất Thải Nguy Hại

Ngày 25/10/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT (TT32) ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

18/03/2014
Nuôi Ong Mật Bạc Hà Kiếm Bạc Tỉ Trên Cao Nguyên Đá Nuôi Ong Mật Bạc Hà Kiếm Bạc Tỉ Trên Cao Nguyên Đá

Nghề nuôi ong lấy mật từ hoa bạc hà đã có từ lâu ở Đồng Văn cũng như các huyện miền núi của tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, người nuôi chủ yếu mang tính tự phát, nhỏ lẻ, không theo quy trình hợp lý nên sản lượng và chất lượng sản phẩm rất thấp.

21/02/2014
Đồng Nai Cung Cấp Hơn 2,4 Triệu Con Heo/năm Đồng Nai Cung Cấp Hơn 2,4 Triệu Con Heo/năm

Theo tin từ Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh trên 2,4 triệu con heo/năm. Trong đó, các trang trại và người chăn nuôi nhỏ lẻ cung cấp hơn 1,9 triệu con, doanh nghiệp Nhà nước gần 60 ngàn con, còn lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm tỷ trọng xấp xỉ 20%).

18/03/2014
Mô Hình Thâm Canh Sắn Bền Vững “Mũi Tên” Trúng Hai Đích Mô Hình Thâm Canh Sắn Bền Vững “Mũi Tên” Trúng Hai Đích

Hiện nay, diện tích cây sắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt trên 9.000 ha, năng suất bình quân khoảng 25 tấn/ha. Sắn đang là một trong những cây trồng mang lại nguồn thu nhập khá cho người dân vùng cao, vùng nông thôn. Vì vậy, việc canh tác sắn theo phương thức bền vững, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên đang trở thành vấn đề đáng quan tâm.

18/03/2014