Hội nghị giao ban về tình hình nuôi trồng thủy sản

Đoàn đã đến tham quan và lắng nghe ý kiến của bà con nuôi tôm tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi. Từ ban đầu nông dân gặp khó ở khâu lựa chọn con giống đạt chất lượng. Vấn đề về xử lý môi trường khi nuôi tôm chưa được đồng bộ, nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình chưa ý thức dẫn đến ô nhiễm môi trường. Giá cả thức ăn và vật tư nông nghiệp tăng thất thường.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Dũng cho biết đây là những ý kiến cụ thể, thiết thực để tỉnh xem xét có cơ chế chính sách trong quy hoạch để sản xuất của bà con được hiệu quả. Đồng thời tiếp thu để tỉnh có những chỉ đạo phù hợp nhằm phát triển nuôi tôm trong thời gian tới.
Hiện nay, hạ tầng phục vụ cho nuôi tôm được quan tâm, lịch mùa vụ được triển khai kịp thời, công tác môi trường được chú trọng, tăng cường công tác quản lý về chất lượng giống, vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực còn hạn chế nên không thể đáp ứng cùng lúc các nhu cầu, chỉ tập trung cho một số vùng bức xúc.
Ngoài ra, quản lý quy hoạch của một số địa phương tiếp tục gặp khó khăn, phát triển nuôi tôm công nghiệp ngoài quy hoạch tăng, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, giá tôm nguyên liệu trong tháng 5 có chiều hướng tăng dần những vẫn còn thấp so với cùng kỳ…
Nuôi trồng thủy sản là một thế mạnh kinh tế của tỉnh, đóng góp hơn 30% GDP của tỉnh và chiếm hơn 70% giá trị ngành nông nghiệp.
Việc duy trì hội nghị giao ban giúp các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, nông dân cùng thảo luận để đưa ra các biện pháp tham mưu, giúp UBND tỉnh đưa ra các giải pháp hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi một số vùng trồng bắp lấy hạt bị thất mùa do ảnh hưởng thời tiết thì mô hình trồng bắp lấy thân để bán cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) mở ra hướng làm ăn mới…

Điểm nhấn trong bức tranh khởi sắc về kinh tế nông hộ của xã Hải Phú, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) những năm qua có thể kể đến là mô hình kinh tế lợn - cá. Nhờ mô hình này mà hàng chục hộ nông dân nơi đây đã trở thành triệu phú với mức thu nhập bình quân hàng năm sau khi trừ chi phí đạt từ 150 - 200 triệu đồng/mô hình.

Điều tra của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết, hiện có khoảng 38% diện tích cà phê tái canh của hộ gia đình ở vùng Tây Nguyên (trong đó có Lâm Đồng) đang bị vàng lá, khô cành… do trồng trên đất không đủ thời gian luân canh, nên đã tạo ra môi trường thuận lợi để các tuyến trùng phát triển nhanh trong đất, gây hại bộ rễ cây.

Trong 2 tháng qua, nhiều nhà vườn trồng cam sành và bưởi Năm Roi, bưởi da xanh ở ĐBSCL phải mất ăn, mất ngủ vì nạn trộm. Dù đã có kẻ bị xử phạt hành chính lẫn hình sự nhưng nạn trộm cắp vẫn chưa có chiều hướng giảm vì giá 2 loại nông sản này đang sốt

Ông Hồ Văn Tốp, xã viên HTX bưởi da xanh Sông Xoài (huyện Tân Thành - Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, từ đầu năm đến nay, bưởi da xanh luôn nằm ở mức giá cao, thị trường tiêu thụ ổn định, cung không đủ cầu nên người trồng bưởi yên tâm sản xuất.