Hội nghị giao ban về nuôi trồng thủy sản tại huyện Cái Nước Cà Mau

Tham quan mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Trong những năm qua, tình hình sên vét đất, bùn cải tạo ao đầm trong NTTS diễn biến phức tạp, UBND tỉnh đã ban hành 6 quyết định quy định về sên vét đất, bùn cải tạo ao đầm trong nuôi tôm.
Tuy nhiên, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao, sên vét ao, đầm xả thải trực tiếp đất, bùn ra sông ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, người nuôi chịu nhiều thiệt hại do dịch bệnh xảy ra.
Gần đây nhất, UBND tỉnh ban hành Quyết định 24/QĐ-UBND ngày 3/10/2014 quy định lại thời gian sên vét đất, bùn trong ao đầm nuôi tôm diễn ra quanh năm đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi tôm công nghiệp (NTCN) nhưng phải có khu đủ chứa bùn thải và các chất thải khác trong quá trình sên, vét không cho bùn thải rò rỉ ra bên ngoài.
Đồng thời khuyến cáo nông dân nên ngắt vụ phơi đầm, cải tạo lại trước khi thả nuôi để hạn chế dịch bệnh.
Ngoài ra, tại Hội nghị, Sở NN&PTNT còn báo cáo tình hình NTTS trong những tháng đầu năm phát triển ổn định, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến được 74.731ha, NTCN 9.265ha, tăng 1.065ha so với đầu năm.
Sản lượng NTTS tháng 9 ước đạt 21.500 tấn, trong đó có 11.500 tấn tôm, bằng 95,6% so với kế hoạch. Nâng tổng sản lượng khai thác từ đầu năm đến nay lên 232.118 tấn, trong đó có 108.927 tấn tôm.
Công tác quản lý về chất lượng con giống và vật tư NTTS được tăng cường.
Tuy nhiên, qua kết quả kiểm tra, chất lượng tôm giống sản xuất trong tỉnh bị bệnh khá cao, 63%, chất lượng vật tư nông nghiệp còn nhiều phức tạp, sản phẩm nằm ngoài danh mục còn nhiều, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn tồn tại.
Trước đó, Sở NN&PTNT phối hợp với các ngành, các địa phương tham quan thực tế mô hình NTCN có trải bạt của ông Nguyễn Hiền Thức, ấp Lung Trường, xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi; mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến của một số hộ dân ở xã Trần Thới, huyện Cái Nước, và lắng nghe người nuôi phản ánh về những khó khăn trong sản xuất của người dân tại xã Trần Thới, huyện Cái Nước.
Có thể bạn quan tâm

Nước trong hồ thủy lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh) thiếu hụt so cùng kỳ, người dân canh tác trên đất bán ngập bội thu nhưng nhiều người sống bằng nghề đánh bắt thủy sản lại thất thu.

Hệ thống tưới nhỏ giọt “3 trong 1” cho cây tiêu của ông Nguyễn Xuân Sang ở thị xã Phước Long (Bình Phước) tiết kiệm được 40% lượng phân bón, 80% nhân công, 30% nước và tăng từ 15 - 20% năng suất.
Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật miền Trung – Tây Nguyên, từ đầu năm đến nay các địa phương trong vùng có trên 90.578 ha cà phê bị nhiễm sâu bệnh, cao gấp 3,8 lần so với cùng kỳ năm 2014.

Nông dân trồng mía tại ĐBSCL đang rất phấn khởi do thu hoạch mía bán được giá cao hơn từ 200 - 300 đồng/kg so với hồi đầu vụ ép mía 2015 - 2016 (thời điểm tháng 9-2015) và tăng hơn bình quân khoảng 400 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.

Ngày 4-11, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị công tác bảo vệ thực vật miền Trung - Tây Nguyên và chỉ đạo phòng chống bệnh hại hồ tiêu.