Hội nghị giao ban về nuôi trồng thủy sản tại huyện Cái Nước Cà Mau

Tham quan mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Trong những năm qua, tình hình sên vét đất, bùn cải tạo ao đầm trong NTTS diễn biến phức tạp, UBND tỉnh đã ban hành 6 quyết định quy định về sên vét đất, bùn cải tạo ao đầm trong nuôi tôm.
Tuy nhiên, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao, sên vét ao, đầm xả thải trực tiếp đất, bùn ra sông ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, người nuôi chịu nhiều thiệt hại do dịch bệnh xảy ra.
Gần đây nhất, UBND tỉnh ban hành Quyết định 24/QĐ-UBND ngày 3/10/2014 quy định lại thời gian sên vét đất, bùn trong ao đầm nuôi tôm diễn ra quanh năm đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi tôm công nghiệp (NTCN) nhưng phải có khu đủ chứa bùn thải và các chất thải khác trong quá trình sên, vét không cho bùn thải rò rỉ ra bên ngoài.
Đồng thời khuyến cáo nông dân nên ngắt vụ phơi đầm, cải tạo lại trước khi thả nuôi để hạn chế dịch bệnh.
Ngoài ra, tại Hội nghị, Sở NN&PTNT còn báo cáo tình hình NTTS trong những tháng đầu năm phát triển ổn định, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến được 74.731ha, NTCN 9.265ha, tăng 1.065ha so với đầu năm.
Sản lượng NTTS tháng 9 ước đạt 21.500 tấn, trong đó có 11.500 tấn tôm, bằng 95,6% so với kế hoạch. Nâng tổng sản lượng khai thác từ đầu năm đến nay lên 232.118 tấn, trong đó có 108.927 tấn tôm.
Công tác quản lý về chất lượng con giống và vật tư NTTS được tăng cường.
Tuy nhiên, qua kết quả kiểm tra, chất lượng tôm giống sản xuất trong tỉnh bị bệnh khá cao, 63%, chất lượng vật tư nông nghiệp còn nhiều phức tạp, sản phẩm nằm ngoài danh mục còn nhiều, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn tồn tại.
Trước đó, Sở NN&PTNT phối hợp với các ngành, các địa phương tham quan thực tế mô hình NTCN có trải bạt của ông Nguyễn Hiền Thức, ấp Lung Trường, xã Quách Phẩm, huyện Đầm Dơi; mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến của một số hộ dân ở xã Trần Thới, huyện Cái Nước, và lắng nghe người nuôi phản ánh về những khó khăn trong sản xuất của người dân tại xã Trần Thới, huyện Cái Nước.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay, các giống cây lâm nghiệp đều được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thay vì bằng hom, hạt như trước đây. Ưu điểm của phương pháp này là cây giống sạch bệnh, độ đồng đều cao, sinh trưởng, phát triển tốt, thân mọc thẳng, ít phân cành.

Tại Sóc Trăng, hiện nay, bưởi da xanh đang được thương lái thu mua với giá từ 50.000 - 60.000 đồng/ kg và từ 43.000 - 50.000 đồng/kg bưởi Năm Roi, cao hơn từ 15 - 20% so với cùng kỳ năm trước. Theo các nhà vườn ở huyện Kế Sách, nguyên nhân bưởi liên tục tăng giá do năm nay thời tiết không thuận lợi, gây ra nhiều dịch bệnh trên cây và trái, làm giảm năng suất và có thể sẽ gây khan hiếm cho thị trường Tết sắp tới.

Theo thông tin từ Hội Sinh vật cảnh thành phố Đà Lạt, khá nhiều nhà vườn trong thành phố đang trồng, chăm sóc loại chanh cho trái khổng lồ và hiện đã ra trái rất đẹp. Cây chanh không quá to, chiều cao chỉ khoảng 1,20m nhưng cho trái chanh rất lớn, có trái nặng tới 1kg, dáng tròn, lúc còn non trái màu xanh, khi chín trái vàng ươm rất đẹp. Cùi và vỏ của trái chanh khổng lồ có vị ngọt the, ruột vàng chua dịu và thơm. Hiện chanh giống có giá 200 ngàn đồng/cây.

Nói về những tấm gương nông dân làm giàu, tích cực tham gia công tác xã hội, giúp bà con xung quanh cùng vượt khó thoát nghèo trên vùng ngập lũ phía Tây của tỉnh Tiền Giang, mọi người hay nhắc đến ông Trịnh Đông Hải, sinh năm 1951, hiện cư ngụ tại ấp Hiệp Nhơn, xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy.

Ước tính năng suất vụ nghịch này khoảng 4 tấn. Hiện có thương lái tới tận vườn nhà ông để đặt mua với giá rất cao. Thanh long loại 1 để xuất khẩu, giá 56.000 - 58.000 đ/kg, loại 2 giá 30.000 đ/kg (tăng 8.000 - 10.000 đ/kg so với dịp tết năm ngoái). Với mức giá trên, ông sẽ thu về từ 65 - 80 triệu đồng.