Hội Nghị Aquaculture America Thảo Luận Nhiều Giải Pháp Kiểm Soát EMS

Hội nghị Aquaculture America diễn ra tại Seattle, Mỹ đã thảo luận về việc kiểm soát dịch bệnh EMS khi có một số giải pháp xóa bỏ dịch bệnh đang được thương mại hóa.
Một phương pháp quan trọng là bộ chẩn đoán nhanh PCR, sắp được công ty GeneReach Biotechnology Corp và phòng thí nghiệm của tiến sỹ Donald Lightner tại Đại học Arizona (UA) thương mại hóa trong tháng này. Công nghệ này có thể phát hiện tôm có bị nhiễm EMS hay không trong vòng 24h.
Trước đó, Lightner và các đồng sự của mình như Linda Nunan tại UA đã phát triển một số bộ chẩn đoán virút tôm và họ đã triển khai ý tưởng “tìm và diệt” làm giải pháp, chứ không phải là chữa bệnh cho tôm bằng kháng sinh.
Khi Nunan và Lightner đã hoàn thành việc thử nghiệm bộ chẩn đoán, chúng sẽ nhanh chóng được đưa ra thị trường vì sản phẩm này đang có nhu cầu lớn. Họ cho biết bộ chẩn đoán sẽ có mặt trên thị trường vào cuối tháng 2/2014.
Một hệ thống khác giúp kiểm soát dịch bệnh EMS là xử lý nước bằng ozone, do công ty Silver Bullet System (SBS) sản xuất, thường được sử dụng trong nông nghiệp và làm sạch tháp nước giải nhiệt. SBS đã hoàn tất việc thử nghiệm hệ thống này tại trại nuôi tôm Mêhicô, sau khi đã thành công trong phòng thí nghiệm.
Tháng 9, phòng thí nghiệm của Donald Lightner cho biết giải pháp của SBS đã giảm lượng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh và tăng tỉ lệ tôm sống sót lên 90%. Ông cho biết: "Đây là một giải pháp đầy hứa hẹn”.
Quy trình này sử dụng ozone, giúp tạo ra hàm lượng hydrogen peroxide thấp trong nước. Kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy điều này không gây hại cho tôm giống. Khi ứng dụng hệ thống này vào các bể tôm có chứa EMS, nó sẽ giúp loại bỏ gần như tất cả các vi khuẩn gây bệnh trong những trường hợp nhất định.
Trung tâm Nghiên cứu Liên bang về Dinh dưỡng và Phát triển ở Hermosillo, Mêhicô đã thử nghiệm hệ thống này tại một trại nuôi tôm của Sonora trong 47 ngày. Kết quả cho thấy tỷ lệ tôm sống sót đạt đến 93% và lượng vi khuẩn vibrio parahaemolyticus giảm đáng kể.
Ngoài ra, còn các kỹ thuật khác được thực hiện ở châu Á như kiểm soát độ pH, sử dụng tôm bố mẹ sạch bệnh và an toàn sinh học giúp tăng sản lượng tôm.
Tóm lại, những kết quả này cho thấy vệc kiểm soát EMS đang tiến triển nhờ nhiều phương pháp, mà dự kiến sẽ được áp dụng cho ngành tôm trong năm tới.
Có thể bạn quan tâm

Anh Đức kể, gia đình anh vốn là nông dân nên dường như cái nghiệp này đã “ngấm vào máu” anh từ nhỏ. Mặc dù khi tốt nghiệp cử nhân kinh tế (năm 2004) anh cũng thử lăn lộn với các nghề khác nhau, nhưng rốt cuộc “tình yêu ruộng vườn” vẫn thắng thế nên năm 2008 anh quyết định về làm nông dân.

Dọc theo tuyến đường Lê Hồng Phong, phường IV, mặc cho sự ồn ào hối hả của xe cộ, những chậu rau của gia đình chị Hồng Đào vẫn âm thầm phát triển tươi tốt. Chị Đào cho biết, tận dụng những chậu hoa tết còn lại ít đất cùng phân hữu cơ, chồng chị đã mang rau vào thay thế.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu rủi ro, Ngân hàng Nhà nước cũng như Bộ Tài chính cần có những chính sách khuyến khích các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho vay phát triển khu vực nông nghiệp nhiều hơn nữa. Cụ thể, cần xem xét một số biện pháp hỗ trợ đối với người vay vốn như thành lập quỹ bảo lãnh vốn nông nghiệp; bảo hiểm tín dụng nông nghiệp; có chính sách hỗ trợ về vốn, lãi suất đối với các tổ chức tín dụng tham gia cho vay lĩnh vực nông nghiệp...

Đó là khẳng định của ông Phạm Anh Tuấn- PTCT. Tổng cục Thủy sản: từ ngày 20/6/2014 các tổ chức, cá nhân liên quan phải có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Ông Peter Pickering thông tin: Syngenta dành sự quan tâm đặc biệt và có kế hoạch hợp tác với các đơn vị có liên quan của Bộ NNPTNT để chuyển giao kỹ thuật canh tác ngô, giúp nông dân tiếp cận với giải pháp canh tác tiên tiến nhằm phát huy tiềm năng năng suất của giống, gia tăng sản lượng ngô tại các vùng trồng ngô trọng điểm của Việt Nam như miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Hồng.