Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội Nghị Aquaculture America Thảo Luận Nhiều Giải Pháp Kiểm Soát EMS

Hội Nghị Aquaculture America Thảo Luận Nhiều Giải Pháp Kiểm Soát EMS
Ngày đăng: 24/02/2014

Hội nghị Aquaculture America diễn ra tại Seattle, Mỹ đã thảo luận về việc kiểm soát dịch bệnh EMS khi có một số giải pháp xóa bỏ dịch bệnh đang được thương mại hóa.

Một phương pháp quan trọng là bộ chẩn đoán nhanh PCR, sắp được công ty GeneReach Biotechnology Corp và phòng thí nghiệm của tiến sỹ Donald Lightner tại Đại học Arizona (UA) thương mại hóa trong tháng này. Công nghệ này có thể phát hiện tôm có bị nhiễm EMS hay không trong vòng 24h.

Trước đó, Lightner và các đồng sự của mình như Linda Nunan tại UA đã phát triển một số bộ chẩn đoán virút tôm và họ đã triển khai ý tưởng “tìm và diệt” làm giải pháp, chứ không phải là chữa bệnh cho tôm bằng kháng sinh.

Khi Nunan và Lightner đã hoàn thành việc thử nghiệm bộ chẩn đoán, chúng sẽ nhanh chóng được đưa ra thị trường vì sản phẩm này đang có nhu cầu lớn. Họ cho biết bộ chẩn đoán sẽ có mặt trên thị trường vào cuối tháng 2/2014.

Một hệ thống khác giúp kiểm soát dịch bệnh EMS là xử lý nước bằng ozone, do công ty Silver Bullet System (SBS) sản xuất, thường được sử dụng trong nông nghiệp và làm sạch tháp nước giải nhiệt. SBS đã hoàn tất việc thử nghiệm hệ thống này tại trại nuôi tôm Mêhicô, sau khi đã thành công trong phòng thí nghiệm.

Tháng 9, phòng thí nghiệm của Donald Lightner cho biết giải pháp của SBS đã giảm lượng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh và tăng tỉ lệ tôm sống sót lên 90%. Ông cho biết: "Đây là một giải pháp đầy hứa hẹn”.

Quy trình này sử dụng ozone, giúp tạo ra hàm lượng hydrogen peroxide thấp trong nước. Kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy điều này không gây hại cho tôm giống. Khi ứng dụng hệ thống này vào các bể tôm có chứa EMS, nó sẽ giúp loại bỏ gần như tất cả các vi khuẩn gây bệnh trong những trường hợp nhất định.

Trung tâm Nghiên cứu Liên bang về Dinh dưỡng và Phát triển ở Hermosillo, Mêhicô đã thử nghiệm hệ thống này tại một trại nuôi tôm của Sonora trong 47 ngày. Kết quả cho thấy tỷ lệ tôm sống sót đạt đến 93% và lượng vi khuẩn vibrio parahaemolyticus giảm đáng kể.

Ngoài ra, còn các kỹ thuật khác được thực hiện ở châu Á như kiểm soát độ pH, sử dụng tôm bố mẹ sạch bệnh và an toàn sinh học giúp tăng sản lượng tôm.

Tóm lại, những kết quả này cho thấy vệc kiểm soát EMS đang tiến triển nhờ nhiều phương pháp, mà dự kiến sẽ được áp dụng cho ngành tôm trong năm tới.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Khoai Mỡ Sớm Bán Có Giá Trồng Khoai Mỡ Sớm Bán Có Giá

Ông Lê Văn Mãnh, ngụ ấp Phú Thạnh, xã Phú Mỹ (Tân Phước) vui mừng vì vừa thu hoạch 3.000 m2 khoai mỡ trúng giá. Tại thời điểm này thương lái đến tận ruộng mua với giá 14.000 đồng/kg. Năng suất đạt 3 tấn/1.000 m2, thu nhập khoảng 120 triệu đồng. Còn lại 2.000 m2 trồng sau, cũng sắp cho thu hoạch.

15/12/2014
Nhiều Phương Thức Liên Kết Sản Xuất Lúa Nhiều Phương Thức Liên Kết Sản Xuất Lúa

Là đơn vị tham gia liên kết sản xuất lúa từ nhiều năm nay và cũng là một trong những đơn vị kinh doanh xuất khẩu gạo có quy mô lớn nhất của tỉnh hiện nay, Công ty Lương thực Tiền Giang (Tigifood) đã triển khai chương trình liên kết sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2014 - 2015 với nhiều điểm mới. Ông Lê Thanh Khiêm, Phó Giám đốc Tigifood cho biết, điểm mới thứ nhất là quy mô diện tích được ký hợp đồng liên kết sản xuất lúa được mở rộng chưa từng có.

15/12/2014
Kim Ngạch Xuất Khẩu Thủy Sản Ước Đạt Hơn 7,7 Tỷ USD Kim Ngạch Xuất Khẩu Thủy Sản Ước Đạt Hơn 7,7 Tỷ USD

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký VASEP phân tích thêm: “Nhu cầu vẫn tiếp tục rất lớn. Nhưng khi các nước nhập khẩu họ có đa dạng nhà cung cấp, chúng ta phải tính đến xu thế phải đảm bảo các tiêu chí. Tôi muốn nói ở đây là cạnh tranh phải bằng chất lượng mới duy trì được mức tăng trưởng, duy trì được hàm lượng giá trị gia tăng”.

15/12/2014
Việt Nam Vẫn Tốn Hàng Tỷ Đô Mỗi Năm Để Nhập Khẩu Tôm Việt Nam Vẫn Tốn Hàng Tỷ Đô Mỗi Năm Để Nhập Khẩu Tôm

Theo ước tính của Infofish, khối lượng nhập khẩu tôm toàn cầu tăng thêm khoảng 5 - 6% trong vòng nửa đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm ngoái, với xu hướng giá ổn định.

15/12/2014
Tìm Giải Pháp “Né” Hạn Cho Cây Trồng Vụ Đông Xuân Tìm Giải Pháp “Né” Hạn Cho Cây Trồng Vụ Đông Xuân

Năm 2014, lượng mưa ít hơn nhiều so với trung bình năm trước, mùa mưa kết thúc sớm nên một số hồ chứa, công trình thủy lợi không đủ nước phục vụ trong mùa khô 2015. Do đó, các địa phương, ngành Nông nghiệp tỉnh đã xây dựng nhiều phương án để đảm bảo nước tưới và “né” hạn vào cuối vụ cho cây trồng của người dân.

15/12/2014