Hội làm vườn xã Tịnh Thới nỗ lực xây dựng vùng chuyên canh xoài an toàn
Hiện nay, diện tích vườn của toàn xã Tịnh Thới khoảng 614ha, trong đó diện tích trồng xoài chiếm đến 570ha. Trước đây, phần lớn diện tích xoài ở đây được sản xuất theo kỹ thuật truyền thống, đa số nhà vườn xử lý cho xoài ra trái vào chính vụ nên kinh tế mang lại từ cây xoài không cao.
Xuất phát từ thực tế trên, với mong muốn góp phần nâng cao thu nhập cho bà con hội viên từ việc định hướng cho bà con ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào canh tác xoài, Hội Làm vườn xã Tịnh Thới đã triển khai nhiều mô hình ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.
Trong đó, mô hình phát triển kinh tế hợp tác, sản xuất hàng hóa theo hướng an toàn, gắn với liên kết trong tiêu thụ là điểm nhấn tiêu biểu có tác động lớn đến phát triển kinh tế của địa phương. Mô hình này mang lại hiệu ứng xã hội lớn, không những mang đến thành công cho hội viên mà còn tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
Ông Hồ Hữu Phước - Chủ tịch Hội Làm vườn xã Tịnh Thới cho biết: “Trong những năm qua, Hội Làm vườn xã phối hợp cùng các đơn vị có liên quan triển khai nhiều mô hình nhằm giúp nhà vườn phát huy được lợi thế của cây xoài. Trong đó, mô hình sử dụng túi bao trái và xử lý cho xoài rải vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Hiện nay, 100% diện tích xoài trên địa bàn xã đã ứng dụng túi bao trái cũng như áp dụng kỹ thuật cho xoài rải vụ quanh năm. Với các mô hình này, chất lượng xoài của xã Tịnh Thới không những được nâng lên mà còn giúp nhà vườn tăng thu nhập so với sản xuất theo kỹ thuật sản xuất truyền thống như trước đây”.
Anh Trần Minh Lộc - Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) sản xuất xoài an toàn xã Tịnh Thới chia sẻ: “So với xoài không bao trái thì giá bán của xoài được sản xuất theo mô hình an toàn luôn cao hơn từ 3 - 4 ngàn đồng/kg. Bên cạnh đó, nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nên chi phí sản xuất cũng giảm hơn so với kiểu sản xuất trước đây”.
Song song đó, nông dân ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về phát triển kinh tế hợp tác cũng như sự cần thiết khi thực hiện liên kết theo chuỗi. Hiện tại toàn xã có 8 THT phát triển đa dạng ở nhiều lĩnh vực. Trong đó có 4 THT sản xuất xoài theo hướng an toàn với diện tích trên 100ha. Ngoài ra, một số đơn vị như THT sản xuất xoài ấp Tân Tịch và ấp Tịnh Hưng đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, với diện tích 25ha và đang thực hiện chương trình tập huấn sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP.
Trên nền tảng những kết quả đạt được, thời gian tới Hội Làm vườn xã Tịnh Thới sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình sản xuất xoài an toàn, tăng diện tích được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Ngoài ra, Hội sẽ phối hợp các các đơn vị chức năng xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái, thành lập THT, hợp tác xã tìm kiếm các đối tác chiến lược để hợp tác xây dựng chuỗi liên kết, giúp người nông dân được nâng cao thu nhập từ cây xoài.
Có thể bạn quan tâm

Anh Hạ Quốc Thắng, ở ấp 5, xã Hòa An (Phụng Hiệp, Hậu Giang) chất 400 chai meo rơm cho biết: Hơn 10 ngày trước, nấm được thu mua tại ruộng với giá 43.000 – 50.000 đ/kg, có lúc tăng đến 60.000 đ/kg. Tuy nhiên, hiện lượng nấm được trồng không còn nhiều nhưng giá lại giảm mà lại còn khó bán hơn trước.

Quỹ Phát triển KH-CN, Sở KH-CN Đồng Nai dự kiến sẽ dành 10 tỷ đồng mỗi năm cho nông dân, doanh nghiệp vay không lãi suất.

Ngày 17/9, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết, 1 tàu cá cùng 13 ngư dân tỉnh này bị hỏng máy trên biển đã khắc phục xong sự cố và đang được tàu hải quân hỗ trợ di chuyển vào đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).

Theo đó, thời gian vào vụ ép mía của Nhà máy đường Casuco và Cty Mía đường Cồn Long Mỹ Phát bắt đầu hoạt động từ ngày 17/9, sớm hơn 3-5 ngày so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, theo dự báo mùa lũ năm nay đến sớm hơn mọi năm và đỉnh điểm lên cao vào tháng 11 tới.

Ngày 15/9, tại xã Hòa Sơn (Đô Lương, Nghệ An), Trạm thú y huyện Đô Lương đã phối hợp với các ngành liên quan, tổ chức tiêu hủy 736 con gia cầm không rõ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch động vật.