Hồi Hộp Sò Huyết

Sò huyết đang có giá (trên 50.000 đồng/kg) nhưng người nuôi sò huyết cũng không mặn mà lắm, bởi có nhiều rủi ro rình rập.
Đó là giá tại sân, ngoài thị trường sò huyết có giá đến 70.000-80.000 đồng/kg. Theo các thương lái ở Ba Tri, Bình Đại (Bến Tre), nguồn hàng gom không đủ để chở một chuyến xe, sò huyết thật sự đang rất hút hàng. Ba Tri tập trung nuôi sò huyết ở các xã Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Tân Thủy, với 1.150ha. Bình Đại có diện tích 3.000ha để nuôi sò và nghêu. Bà con xem đây như một làng nghề truyền thống, họ tận dụng đất bãi bồi ven sông, rạch để nuôi gần như quanh năm.
Từ cuối năm 2013 và những tháng đầu năm 2014, giá sò huyết tại bãi liên tục tăng, loại 80 con/kg có giá hơn 60.000 đồng/kg. Người nuôi sò phấn khởi nhưng nhìn lại thì “có kẻ cười, người khóc” - ông Nguyễn Văn Trung ở ấp Thạnh Lộc, xã Bảo Thạnh (Ba Tri) cho biết.
Theo anh Nguyễn Văn Sơn ở ấp Phước Bình, xã Thạnh Phước (Bình Đại), nếu nuôi sò huyết tỷ lệ hao hụt ở mức 50-60% con giống (loại từ 5.000-10.000 con/kg) thì người nuôi có lãi. Với giá sò hiện tại, người nuôi có lãi ròng nhưng chưa phải ai có sân sò là có sản lượng. Cá biệt có hộ đến kỳ thu hoạch chỉ kiếm được vài chục ký hoặc mất trắng.
Tại xã Bảo Thuận và Bảo Thạnh, có gần 140ha đất ven sông Ba Lai nuôi sò huyết. Diện tích bỏ nuôi cũng khá nhiều. Số hộ nuôi trong năm không lớn, năng suất và sản lượng đạt thấp.
“Bây giờ nắng nóng với nhiệt độ cao, sò đang chết dần ở nhiều sân bãi (xã Tân Xuân), lịch xả cống đập Ba Lai không biết chừng nào. Bà con rất lo sò tiếp tục chết nhiều trong những ngày tới” - một nông dân ở ấp Thạnh Lộc, xã Bảo Thạnh lo ngại.
Ông Trung cũng sốt ruột, nắng mấy bữa nay, hiện tượng sò chết đã xuất hiện ở bãi sò của gia đình, ông đang tập trung để di dời ra chỗ sâu hơn bởi cũng gần tới ngày thu hoạch. Người dân không mấy mặn mà với sò huyết có rất nhiều nguyên nhân, thứ nhất là chất lượng con giống và nguồn giống tại địa phương ngày càng khan hiếm, thứ nhì là do biến đổi khí hậu, nguồn nước bị ô nhiễm.
Giống thì tỷ lệ chết rất nhiều, lại nuôi chậm lớn, rủi ro và đồng vốn bỏ ra cũng cao. “Bây giờ thời tiết đang chuyển mùa, mưa xuống là sò sẽ bị sốc nước, chết nhiều hơn nữa” - anh Nguyễn Văn Sơn than thở.
Có thể bạn quan tâm

Trong vòng hơn 1 năm, từ 4 cơ sở, đến nay, toàn tỉnh đã có 31 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đi vào hoạt động. Hạn chế dần tình trạng giết mổ nhỏ lẻ “phát tán” rộng rãi như những năm trước, đồng thời, kiểm soát tốt hơn về an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm.

Có những ý tưởng làm giàu nung nấu ngày này qua tháng khác, nhưng cũng có những cơ ngơi được hình thành từ sự ngẫu hứng tình cờ. Cơ duyên làm nên cơ ngơi bạc tỷ của anh Tô Quang Dần – tỷ phú vịt trời Bắc Giang là một trường hợp như vậy.

Cúc tây mọc hoang ở ĐBSCL, quế đất Tây Ninh, càng cua Đà Nẵng,... các loại rau dại được nâng như nâng trứng, đi chuyên cơ về Hà Nội. Nhưng, không phải thực khách cứ muốn ăn là có, và giá của những món “hoang, dại” này không rẻ chút nào.
Vườn sâm Ngọc Linh của người đàn ông Xê Đăng cho tới 6,5 tấn sâm củ trị giá 250 đến 300 tỷ đồng.

Vụ đột tử bất thường của nữ doanh nhân Hà Thúy Linh tại Trung Quốc đã trôi qua hơn nửa tháng, nhưng cơ quan chức năng nước sở tại vẫn chưa hé lộ bất kỳ thông tin nào về nguyên nhân.