Hối Hả Ra Quân Chống Hạn

Hôm qua 25.6, tại thôn Đình An, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Quảng Nam tổ chức lễ ra quân chống hạn vụ hè thu 2014.
Hơn 130 cán bộ, công nhân viên, lực lượng thủy nông của Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Quảng Nam và chính quyền, nhân dân thôn Đình An cùng tham gia lễ phát động.
Bà Nguyễn Thị Thoa (79 tuổi, trú thôn Đình An) nói: “Suốt 2 tuần qua do sông Thu Bồn liên tục bị mặn xâm nhập với nồng độ rất cao khiến trạm bơm điện 2.9 không thể vận hành. Trạm bơm ngừng hoạt động kéo dài, kênh mương trơ đáy nên toàn bộ ruộng lúa bị khô hạn nghiêm trọng”.
Ông Văn Bá Năm - Trưởng phòng NN&PTNT Duy Xuyên cho biết, tuyến đập ngăn mặn có tổng chiều dài gần 150m, có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt để tạo nguồn nước ổn định cho trạm bơm điện Xuyên Đông và các trạm bơm trọng yếu khác nằm ở phía hạ lưu như 2.9, Diều Gà, 19.5 của huyện Duy Xuyên hoạt động thông suốt. Qua đó, đảm bảo chủ động cung ứng nước tưới cho ít nhất 1.000ha lúa từ nay đến cuối vụ sản xuất hè thu 2014...
Phát biểu tại lễ ra quân, ông Nguyễn Thanh Quang - Giám đốc Sở NN&PTNT nói: “Trước tình trạng khô hạn và nhiễm mặn đang xảy ra trên diện rộng, hè thu 2014 được xem là vụ mùa vô cùng khó khăn đối với Quảng Nam. Để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại cho nông dân, tôi yêu cầu các đơn vị liên quan cần phải dốc sức cho công tác chống hạn. Đây là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách nhất của ngành nông nghiệp”.
Theo ông Quang, ngoài việc nhanh chóng triển khai đồng bộ những biện pháp công trình thì chính quyền các cấp cùng ngành thủy lợi phải tập trung đẩy mạnh khâu tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện chế độ tưới nước tiết kiệm theo phương pháp ướt - khô xen kẽ và tưới luân phiên, nhất là tại các khu vực có những hồ chứa đang bị thiếu hụt nước.
Trao đổi với phóng viên, ông Võ Đình Niên - Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Quảng Nam cho biết: “Hiện nay, đơn vị chúng tôi đang trực tiếp quản lý, khai thác 17 hồ chứa lớn nhỏ để mỗi vụ phục vụ nước tưới cho 25.000ha đất canh tác lúa và hoa màu.
Thời gian gần đây, ngoài tình trạng mặn thường xuyên xâm nhập sâu vào các con sông với nồng độ cao khiến hàng loạt trạm bơm điện vận hành èo uột thì nắng nóng kéo dài suốt nhiều tháng qua cũng đã làm mực nước của những hồ chứa bị tụt giảm mạnh.
Do đó, việc cung ứng nước đang gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại”. Thời điểm này, mực nước của hầu hết 17 hồ chứa do Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Quảng Nam quản lý đều bị tụt giảm 1,5 - 2m so với cùng kỳ năm 2013.
Trong đó, hồ Phú Lộc, Đông Tiển, Thạch Bàn là 3 công trình thuộc diện nguy cấp nhất: “Thời gian tới, nếu nắng nóng vẫn cứ khốc liệt, trời không có mưa bổ sung thì chắc chắn các hồ chứa ấy sẽ cạn kiệt nghiêm trọng hơn. Và, rất nhiều khả năng 5.000ha đất nông nghiệp nằm trong khu tưới của đơn vị chúng tôi sẽ bị khô hạn nặng” - ông Niên nói.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Trái cây VN (Vinafruits) cho biết, mặc dù các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc..., liên tục mở cửa cho trái cây tươi của VN, thế nhưng sản lượng XK vẫn chưa đạt được kỳ vọng.

Xin được nói luôn, “ngơ ngơ đội nón” chính là những “cô” bò sữa, những thí sinh tham dự cuộc thi hoa hậu bò sữa, được tổ chức bởi Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Sơn La). Cuộc thi này đang gây tranh cãi bởi chính cái tên của nó: “Hoa hậu”. Người thì cho rằng, cuộc thi hoa hậu trên đất nước này chỉ có một, đó là dành cho người, chứ còn “bò thì hoa hậu cái gì!”.

Đặc biệt, giá tôm thẻ chân trắng tính đến thời điểm hiện tại giảm trung bình từ 15 – 20 ngàn đồng/kg tùy loại. Ở Cà Mau, hiện giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con giá 100 ngàn đồng/kg, loại 70 con giá 120 ngàn đồng/kg. Giá tôm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cũng chênh lệch không đáng kể.

Trước tình trạng một số diện tích ruộng sản xuất kém hiệu quả hoặc không sản xuất trong vụ hè thu ở vùng thấp trũng, gần đây, người dân các huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nam Ðàn, Diễn Châu, Yên Thành, Ðô Lương (Nghệ An) đã chuyển đổi sang nuôi cá vụ ba. Với hình thức chuyển đổi này, bước đầu đem lại hiệu quả tốt.

Thiếu tá Lê Duy Nhất, Phó Trưởng Trạm Kiểm soát biên phòng Đá Bạc, Đồn Biên phòng Sông Đốc, cho biết, nhiều năm nay ngư dân vùng biển này khai thác được sứa chỉ lựa đổ đi chứ không biết lấy làm gì. Từ năm 2011 đến nay, có cơ sở thu mua, sơ chế sứa của anh Bùi Văn Kỳ (anh Kỳ từ Nha Trang vào) giúp nhiều ngư dân có thêm nguồn thu nhập từ sứa.